Bên Giòng Lịch Sử - Linh Mục Cao Văn Luận
Bên Giòng Lịch Sử
Tác giả: Linh Mục Cao Văn Luận
NXB Trí Dũng 1972
429 Trang
Linh mục Cao Văn Luận sinh năm 1908 tại Hà Tĩnh, trong một gia đình Công giáo lâu đời. Thuở nhỏ tu học tại chủng viện Xuân Bích, Hà Nội. Khoảng năm 1939, thụ phong linh mục, sau đó du học tại Pháp. Năm 1947, Cao Văn Luận về nước làm cha xứ tại một họ đạo ở huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Năm 1949, Ông vào Huế dạy triết học tại trường Quốc học.
Năm 1957, Cao Văn Luận cùng một số trí thức miền Trung vận động thành lập Viện Đại học Huế và giữ chức Viện trưởng Viện này từ 7/1957 đến năm 1963. Tháng 8 năm 1963, Cao Văn Luận bị chính quyền Ngô Đình Diệm cách chức Viện trưởng vì cho rằng ông không có biện pháp cứng rắn đối phó với sinh viên Phật giáo đấu tranh chống chế độ.
Sau Cuộc đảo chính tại Việt Nam Cộng hòa năm 1963, Cao Văn Luận quay lại làm Viện trưởng Đại học Huế trong một thời gian ngắn từ 11/1963- 9/1964, sau đó ông giảng dạy tại Đại học Văn khoa Sài Gòn cho đến năm 1975. Ông mất ngày 20 tháng 7 năm 1986 tại Hoa Kỳ.
Sau khi Tổng thống Ngô Đình Điệm bị giết, những biến chuyển chính trị và quân sự dồn dập xảy ra trên đất nước Việt Nam làm cho tôi nghĩ rằng Ông Diệm không phải là một nhân vật không thể thay thế được. Nhưng ít ra Ông cũng là một nhân vật cần thiết cho đất nước Việt Nam trong một giai đoạn nào đó. Nguyên nhân thất bại của Ông Diệm, của những giấc mơ, những cố gắng, những kế hoạch của Ông Diệm có lẽ là ở chỗ Ông, hay ít ra vài người quanh Ông và thân thiết với Ông không chịu hiểu rằng sự cần thiết của Ông Diệm đối với đất nước Việt Nam chỉ là một sự cần thiết trong một giai đoạn đặc biệt nào đó thôi. Khi giai đoạn lịch sử đó qua đi, thì sự cần thiết đó cũng không còn. Đáng lý Ông Diệm và chế độ phải biết thay đổi nhanh chóng để thích ứng với những đòi hỏi của một giai đoạn lịch sử mới, hoặc là phải biết lùi ra khỏi chỗ đứng Ông đã chiếm giữ trong giai đoạn mà sự có mặt của Ông cần thiết cho đất nước.Với tư cách một người gần gũi, có thể nói là thân thiết với Ông Diệm mà lại không phải lệ thuộc quá nhiều vào quyền hành và sự chỉ huy của Ông tôi đã được nhìn những cố gắng, những thành công, những thất bại và những sai lầm của Ông. Trước những tin tức, những lập luận, những xuyên tạc quanh Ông Diệm và chế độ tôi cảm thấy cần phải viết lại những hiểu biết, những nhận xét, những chứng kiến của tôi về những việc làm cũng như về đời sống, tư cách của Ông để sau này nếu những người nào muốn tìm hiểu sự thật về giai đoạn lịch sử- mà sự có mặt của Ông Diệm là cần thiết và quan trọng- có thêm một soi sáng, một nhận định không có ác ý, không thiên vị.
Những hoàn cảnh đặc biệt, những may mắn lạ lùng đã cho phép tôi gặp gỡ và nhiều lúc tham dự, hợp tác với những nhân vật đã làm nên lịch sử Việt Nam trong 30 năm qua. Luôn luôn tôi đã tham dự vào những biến cố lịch sử này với tư cách một nhân chứng hơn là một kẻ trong cuộc, nhưng lại là nhân chứng đứng ở một vị thế nhìn thấy nhiều việc mà nhiều người không thấy được. Người tìm hiểu lịch sử càng có được nhiều nguồn tin, nhiều tài liệu bao nhiêu càng hay bấy nhiêu. Thiên hồi ký của tôi hy vọng là một trong những nguồn tin và tài liệu đó.
Tôi đã nhiều lần có dự định ghi lại những điều mình nhìn thấy, chứng kiến, tham dự trong mấy chục năm qua. Nhưng luôn luôn tôi phải đình hoãn công việc đó, vì những việc làm cấp bách, những bận rộn trong nhiều0 nhiệm vụ. Sau khi Ông Ngô Đình Diệm mất, tôi có lần đã nghĩ rằng bây giờ là lúc tôi có thể yên ổn ngồi lại viết thiên hồi ký dự định từ lâu. Nhưng những biến cố dồn dập lại làm cho tôi hồi hộp theo dõi, và một lần nữa hoãn việc ghi chép, với hy vọng rằng những biến cố đó sẽ giúp tôi hiểu thêm vai trò và sự cần thiết của Ông Diệm trong giai đoạn 10 năm qua.
Thời gian trôi qua cũng giúp cho tôi, và dân chúng Việt Nam có thể nhìn Ông Diệm với một tầm nhìn khách quan và vô tư hơn. Những kẻ một lần gắt gao chỉ trích bài bác Ông Diệm và những việc làm của Ông, đã có dịp tự đặt câu hỏi: sự thanh toán Ông Diệm và chế độ Ông Diệm phải chăng là một sai lầm tai hại và nguy hiểm? Những hỗn loạn chính trị, những thất bại quân sự sau ngày 1/11/1963 đã trả lời cho câu hỏi đó. Tôi nhớ đại sứ Nolting, đại tướng Harkins đã viết ra, hoặc trả lời những cuộc phỏng vấn xác nhận điều đó; những người đã góp tay thanh toán Ông Diệm và chế chế độ Ông Diệm ít có ai lấy làm hãnh diện về việc làm của họ.
Cuối năm 1969 những người bạn trẻ đến gặp tôi, bàn bạc với tôi về sự cần thiết và nên ghi chép lại những điều tôi đã thấy trong những năm qua, trong một thiên hồi ký càng vô tư bao nhiêu càng hay bấy nhiêu. Tôi đồng ý, và với sự góp tay của những người bạn trẻ đó, tôi đã thực hiện thiên hồi ký khi đăng báo đã mang một nhan đề có lẽ hơi khoe khoang:
“Hồi ký lột mặt nạ lịch sử”.
Tôi không đồng ý về cái tên gọi gán cho thiên hồi lý nhỏ bé và khiêm tốn của tôi. Vậy nên khi sửa chữa lại, bổ khuyết thêm để in thành sách, tôi xin chọn một tên gọi khác “Bên giòng lịch sử 1940-1965”.
Đó là tất cả những lý do lớn nhỏ đã thúc đẩy tôi thực hiện thiên hồi ký này. Tôi không hy vọng tất cả những mong ước của tôi đặt vào thiên hồi ký có thể thành tựu. Tôi cũng không dám tin rằng thiên hồi lý này soi sáng được những biến cố lịch sử phức tạp trong mấy chục năm qua. Tôi chỉ muốn góp vào những tài liệu lịch sử một vài hiểu biết riêng của tôi, và giúp cho những kẻ muốn tìm hiểu lịch sử một lối nhìn riêng.Mục Lục
MỤC LỤC
– 1 – Lý Do Nào Thúc Đẩy Tôi Viết Hồi Ký
– 2 – Những Cái Mốc Trong Lịch Sử
– 3 – Hy Vọng Và Tỉnh Mộng Của Người Việt Nam Ở Pháp
– 4 – Vua Duy Tân Và Phong Trào ‘’Cờ Tự Trị’’ Tại Pháp
– 5 – Những Bí Ẩn Từ ‘’Lon’’ Chuẩn Úy Đến ‘’Lon’’ Đại Tá Của Ông Vua Cách Mạng
– 6 – Trung Thành Với Mẫu Quốc…
– 7 – Cộng Sản Pháp Và Nền Độc Lập Ở Việt Nam
– 8 – Ba Lần Gặp Gỡ Hồ Chí Minh
– 9 – Lần Gặp Gỡ Thứ Nhất Giữa Tôi Và Cụ Hồ
– 10 -Cụ Hồ khuyên tôi: Chú còn trẻ, đẹp trai, Không lấy vợ uổng quá
– 11 –Những hoạt động của Hồ Chí Minh trong ba tháng rưỡi ở Pháp
– 12 –Ngày Cát-To-Duy-Ê ( 14/ 7) 1946: Cụ Hồ thành Quốc Khách của Pháp
– 13 –Lần thứ ba, cụ Hồ nói rõ phải đánh Tây nếu…
– 14 –Hồ Chí Minh yêu cầu tôi viết một lá thơ…
– 15 –Cụ Hồ đến phòng ngủ Bộ trưởng Bộ Thuộc Địa Pháp
– 16 –Suốt hai ngày cuối cùng, cụ Hồ không ra khỏi phòng
– 17 –Ở Pháp nghe tiếng vọng chiến tranh từ nước nhà
– 18 –Nhìn cảnh trâu cày mắt rưng lệ
– 19 –Gặp các cộng sự viên đầu tiên của Ngô Đình Diệm
– 20 –Huế điêu tàn và buồn thảm
– 21 –Câu chuyện bên lò sưởi năm 1948
– 22 –Bảo Đại: Con người chán chường và thấm mệt
– 23 –Cha Houssa, người đưa ông Diệm vào chính trường Mỹ
– 24 –Ngô Đình Cẩn, người có trí nhớ phi thường
– 25 –Ông Cẩn nhờ tôi xuất ngoại gặp ông Diệm
– 26 –Gặp lại cụ Diệm ở Ba-Lê
– 27 –Ông Diệm tâm sự: Tôi cũng mong về, nhưng Bảo Đại chưa nói chi, không lẽ mình năn nỉ
– 28 –Cuộc hội kiến với Nguyễn Đệ
– 29 –Cuộc hội kiến với một lãnh tụ Cộng sản Nguyễn Khắc Viện
– 30 –Chuyến sang Mỹ đầu tiên
– 31 –Bác sĩ Phan Quang Đán sẵn sàng hợp tác với cụ Diệm
– 32 –Từ Nữu Ước trở lại Ba-Lê
– 33 –Ông Diệm trở vế nước lập chính phủ: 7-7-1954
– 34 –Công đầu của Tổng thống Diệm: Định cư 1.000.000 người
– 35 –Ông Diệm đối với Bình Xuyên và các đảng phái chính trị
– 36 –Thời thịnh đạt nhất của chế độ Diệm
– 37 –Ông Diệm và văn hóa giáo dục
– 38 –Chế độ bắt đầu nứt rạn
– 39 –Chế độ bị dư luận và Chính quyền Mỹ chống đối
– 40 –Lần gặp gỡ cuối cùng với Tổng thống Diệm
– 41 –Cơn hấp hối của chế độ
– 42 –Cuộc đảo chánh và cái chết của Tổng thống Diệm
– 43 –Tôi trở lại Huế
-44-Những cơn sóng gió mới
– 45 –Vĩnh biệt Huế
BẠN CẦN HỖ TRỢ
Hotline: 0967 841 705 (Zalo và Viber)
Email: noluckhongngung@gmail.com
ZaloPage: http://oa.zalo.me/3367291310425812126
Nhận xét
Đăng nhận xét