Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 2, 2017

Tử Vi Toàn Khoa (Toàn Tập) - Hy Di Trần Đoàn

Hình ảnh
TỬ VI TOÀN KHOA (Toàn Tập) Tác giả: Hy Di Trần Đoàn NXB Đông Phương, 1968 Tập 1: 88 trang Tập 2: 80 trang Tập 3: 92 trang Tập 4: 98 trang Tập 5: 92 trang TRẦN ĐOÀN VÀ TỬ VI Đầu thế kỷ 10, đầu nhà Tống, Trần Đoàn lão tổ rút kinh nghiệp của hàng mấy chục thế kỷ và công phu học tập của bản thân sáng lập ra khoa Tử Vi Đẩu Số. Đây cũng là cuộc canh cải hà đồ với 8 quẻ tiên thiên bát quái. Với 8 quẻ thì 2 quẻ tượng trưng cho cha mẹ và 6 quẻ kia chia thành 3 trai 3 gái. Đây cũng là một cảnh trong gia đình bán khai của loài người nên cần phải có sự cải cách rộng rãi thêm lên với 12 Cung số của Tử Vi Đẩu số vào thế kỷ 10, văn hóa óc châu đã có tiến hóa rõ rệt để thấy đầy đủ nào là cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh chị em, bạn hữu, địa vị trong xã hội, tiền bạc, nhà cửa ruộng đất phúc đức tiền nhân để lại, tai ách bệnh tật của mình phải gánh chịu. Trần Đoàn lão tổ lại uyên thâm về cả Phật – Lão và cả Nho giáo nên khoa Tử Vi Đẩu số cũng đượm mùi học thuyết của ba đạo lớn đang thịnh hành ở Trung Quốc

Tuyển Trạch Cầu Chân - Minh Viễn Hồ Quân (Bản Đẹp Hán Việt)

Hình ảnh
Tuyển Trạch Cầu Chân Tác giả: Minh Viễn Hồ Quân NXB Sài Gòn 1968 676 trang Tựa tập Tuyển Trạch Cầu Chân Tư Mã Ôn có nói: Bói nhà ở, bói lành, trước bàn việc người, sau hỏi bói rùa, không đất thường, ngày thường vậy. Kịp đến thời nhà Tần nhà Tấn, sự huyền bí Âm Dương đã tiết lậu, đạo khắc trạch nảy nở dần dần. Dương Quân Tùng đời đường mở sự sâu xa ra, dựng nhà ở chôn người chết nên chọn ngày, vốn là lẽ chính của Ngũ Hành, thuận thời tiết của 4 mùa, sau xét đến Vượng, Tướng, Hưu, Tù. Thi hành thì lấy Sinh, Khắc, Chế, Hóa, Phù Long, Tướng Chủ, theo lành, tránh dữ, khúc chiết hết cái diệu (hay), do đó làm nên thiên Tạo Mệnh để trao cho Tăng Văn Sơn, Trần Hi Di truyền bá. Các ông Ngô Thành, Ngô Cảnh Loan, Liêu Kim Tinh đều là người danh tiếng các triều đại cũng đều noi theo Tạo Mệnh của Dương Công. Nhưng những thuật giả dối khoe khoang sự lạ của các nhà có kéo nhau, phụ họa nhau, nhờ danh Dương Công để làm hổn độn ở trên đời. Than ôi ! Lòng trời há có chán bậc tiên hiền tiết lậu hết mà khi

Thơ Văn Lý-Trần - Viện Văn Học (3 Tập)

Hình ảnh
Thơ Văn Lý - Trần (3 quyển) Tác giả: Viện Văn Học, Tổ Hán - Nôm (Nguyễn Huệ Chi, Đào Phương Đỉnh, Phạm Tú Châu,  Đỗ Văn Hỷ, Hoàng Lê, Trần Thị Băng Thanh, Nguyễn Đức Vân) NXB Khoa Học Xã Hội 1977  Số trang: 631(q1), 968(q2), 822(q3) Thơ văn thời Lý-Trần, đã được sưu tầm, nghiên cứu ở nhiều cấp độ khác nhau, từ quy mô Nhà nước, đến các công trình nhỏ lẻ của các cá nhân, ở những góc nhìn khác nhau, phạm vi tìm hiểu cũng khác nhau. Kể từ khi họ Đinh (Đinh Tiên Hoàng), dẹp loạn Mười hai sứ quân, lên ngôi Hoàng đế (Năm Mậu Thìn-968), kinh đô đặt tại Hoa Lư (Ninh Bình), đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đất nước bước vào một kỷ nguyên mới, độc lập, thống nhất. Công việc bang giao với nhà Tống được thực hiện, bắt đầu vào năm Canh Ngọ 970. Đinh Tiên Hoàng được một số danh thần như Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Phạm Hạp…ra sức giúp rập. Cơ nghiệp dường như đang được củng cố, dần ổn định, thì bỗng dưng tai họa ập đến. Vua Đinh và Thái tử Đinh Liễn bị Đỗ Thích ám sát. Đây là một vụ án cho đến nay vẫn còn để

Việt Sử Tân Biên - Phạm Văn Sơn

Hình ảnh
Việt Sử Tân Biên Tác giả: Phạm Văn Sơn NXB Khai Trí 1972 5 Tập (7 Quyển) Việt sử tân biên là một bộ sách quy mô về Lịch sử Việt Nam, gồm 5 tập, chia làm 7 quyển do sử gia Phạm Văn Sơn biên soạn và phát hành từng tập từ năm 1956 đến năm 1972 tại Sài Gòn. Phạm Văn Sơn (1915 - 1978) là một sử gia Việt Nam và là sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Trong vai trò người viết sử, ông cộng tác với Tập san Sử Địa (do một nhóm giáo viên và sinh viên trường Đại học Sư phạm Sài Gòn sáng lập) và viết rất nhiều bài nghiên cứu, như các bài "Thái độ và hành động của nhân sĩ Việt Nam trong khoảng đầu thế kỷ XX", "Để so sánh các anh hùng trước Nguyễn Huệ với Nguyễn Huệ",... Ông cũng biên khảo rất nhiều sách sử, trong đó có bộ sách sử công phu nhất của ông là Việt sử tân biên, gồm 7 quyển, biên soạn và phát hành từng quyển từ năm 1956 đến năm 1972. Ông cũng là tác giả quyển Việt Sử Toàn Thư. Khi là sĩ quan Quân lực Việt nam Cộng hòa, ông từng là Chỉ huy trưởng trường Quân báo và Chiến

Quân Lực Việt Nam (Quân Sử) - Phạm Văn Sơn

Hình ảnh
Quân Lực Việt Nam (Quân Sử) Biên soạn: Trung Tá Phạm Văn Sơn (Trưởng khối Quân Sử p5 Bộ TTM) Đề tựa: Đại tướng Cao Văn Viên (Tổng tham mưu trưởng QLVNCH) NXB Sài Gòn 1971 5 Tập Mục lục: Quân Sử 1:  Quân Lực Việt Nam Dưới Dưới Các Triều Đại Phong Kiến, 198 Trang Quân Sử 2: Quân Lực Việt Nam Chống Bắc Xâm Và Nam Tiến, 1971, 400 Trang Quân Sử 3: Quân Dân Việt Nam Chống Tây Xâm 1847-1945 (NXB Sài Gòn 1971) - Phạm Văn Sơn, 434 Trang Quân Sử 4: Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Trong Giai Đoạn Hình Thành 1946-1955 [Do phòng 5 Bộ Tổng Tham Mưu (Khối Quân Sử) thực hiện, 1972, 458 Trang] Quân Sử 5:  Việt Cộng Sau Tết Mậu Thân 1968, 635 Trang Tiểu sử Phạm Văn Sơn là Nhà viết sử, bút hiệu Dương Châu, sinh ngày 15-8-1915 tại tỉnh Hà Đông, nay là TP Hà Đông, tỉnh Hà Tây, ông mất ngày 6/12/1978. Thời trai trẻ ông học tại Trường Bưởi, Hà Nội, tốt nghiệp tú tài năm 1933, có mặt trong văn giới Việt Nam từ 1945 tại Hà Nội. Sau năm 1949, ông bị động viên vào quân đội liên hiệp Pháp. Sau năm 1954

Ngự Phê Trên Châu Bản Triều Nguyễn (1802-1945) - Trung Tâm Lưu Trữ Quốc Gia

Hình ảnh
Ngự phê trên Châu bản triều Nguyễn (1802-1945) NXB Đại học Sư phạm, 2016 286 trang Trung tâm Lưu trữ quốc gia I - Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước. Cuốn sách Ngự phê trên Châu bản triều Nguyễn (1802 – 1945), giới thiệu 181 phiên bản tiêu biểu được lựa chọn từ 773 tập Châu bản gốc để giới thiệu với độc giả các hình thức ngự phê phong phú, độc đáo trên văn bản hành chính của mười trong số mười ba vị vua của triều Nguyễn là Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức, Kiến Phúc, Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân, Khải Định, Bảo Đại. Nội dung các văn bản phản ánh mọi mặt của xã hội Việt Nam (1802-1945), đặc biệt giai đoạn triều Nguyễn còn là một vương triều độc lập (1802 - 1884). Thời kì (1884-1945), nhà Nguyễn mất thực quyền và Việt Nam rơi vào vòng đô hộ của thực dân Pháp. Bởi vậy, ngự phê của các vua nhà Nguyễn trên Châu bản trong giai đoạn này không phong phú và đa dạng về hình thức và nội dung như các triều vua trước. Bố cục của cuốn sách được chia làm ba phần: - Phần thứ nhất, giới thiệu khá