Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn NXB Đại Học Quốc Gia

Tư Liệu Truyện Kiều-Bản Duy Minh Thị 1872 - Nguyễn Tài Cẩn

Hình ảnh
Tư Liệu Truyện Kiều-Bản Duy Minh Thị 1872 NXB Đại Học Quốc Gia 2002 Nguyễn Tài Cẩn 558 Trang Bản Kim Vân Kiều tân truyện do Duy Minh Thị tân thuyên năm Nhâm Thân (1872) đã được in tại Phật Trấn – Việt Đông bên Trung Quốc. Kể về năm in thì bản ấy ra đời sau bản Liễu Văn Đường tân san năm Bính Dần (1866) tới sáu năm. Bản này đã được tái bản ba lần: Bảo Hoa các (1879), Văn Nguyên đường (1879) và Thiên Bảo lâu (1891). Các lần tái bản sau đều khắc đúng như bản in lần thứ nhất. Năm 1884, Abel Des Michels người đầu tiên dùng bản Duy Minh Thị để dịch Truyện Kiều sang Pháp ngữ, đã có nhận xét rằng bản ấy có quá nhiều lỗi vì đã được giao cho những người thợ Trung Quốc không biết tiếng Nam (chữ Nôm) khắc ván in. Bản ấy chỉ được phổ biến ở miền Nam và Trương Vĩnh Ký cũng đã có tham khảo khi phiên âm Truyện Kiều lần đầu tiên sang quốc ngữ. Nhưng bản Duy Minh Thị đã không được các nhà nghiên cứu Truyện Kiều ở miền Bắc dùng làm tài liệu tham khảo. Mãi tới năm 1971, bản Duy Minh Thị mới được ông Vũ Vă

Phân Tâm Học Nhập Môn - Sigmund Freud

Hình ảnh
Phân Tâm Học Nhập Môn NXB Đại Học Quốc Gia 2002 Tác giả: Sigmund Freud Dịch giả: Nguyễn Xuân Hiến 559 Trang Giới thiệu: Sigmund Freud - Tâm lý gia của cõi vô thức Trong tất cảc ác ngành khoa học, người ta thường thừa nhận tâm lý học là một môn khoa học bí hiểm và tối tăm nhất, và khó có thể chứng minh bằng khoa học hơn bất cứ bộ môn nào khác. Bản chất của những sự vật ở đây luôn luôn có sự hư hư thực thực và sự bất ngờ, vì nhà tâm lý học phải nghiên cứu về một hiện tượng tự nhiên bí mật nhất, đó là cuộc sống tâm lý của con người. Một lý thuyết hóa học hay vật lý có thể được chứng minh hay bác bỏ những phương pháp kỹ thuật trong phòng thí nghiệm, nhưng đối với giá trịcủa một lý thuyết tâm lý học, rất có thể không sao chứng minh được một cách minh bạch, cho nên nhiều cuộc tranh luận bão táp đã nổi lên xung quanh Sigmund Freud và khoa phân tâm học suốt sáu chục năm ròng. Dầu sao, có thể chứng minh được hay không thì học thuyết của Sigmund Freud cũng đã có một ảnh hưởng vô song đ