Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2013

Ngũ Luân Thư - Miyamoto Musashi

Hình ảnh
Ngũ Luân Thư Tác giả: Miyamoto Musashi NXB Thế Giới 2013 200 Trang Ngũ Luân Thư là tác phẩm của Miyamoto Musashi (1584 - 1645) được xưng tụng là Thánh Kiếm của Nhật Bản thời tiền Mạc Phủ Tokugawa, sáng lập ra môn phái Niten Ichi Ryu (Nhị thiên Nhất lưu).  Sau khi sống sót qua trận tử địa Sekigahara giữa Đông Quân và Tây Quân, Miyamoto Musashi đã lang bạt khắp nơi, tự rèn luyện mình để trở thành một kiếm sĩ nổi danh và thành công nhất Nhật Bản với chiến tích chưa từng thất bại trước bất cứ đối thủ nào. Trong những năm tháng cuối đời, Musashi đã viết binh pháp thư Ngũ Luân Thư , nhằm đúc kết những quan sát, kinh nghiệm trong quá trình chiến đấu của mình và bàn luận về cái Đạo của người kiếm sĩ. Ngày nay, cuốn binh pháp này không chỉ dành cho những người muốn học binh pháp mà còn dành cho những doanh nhân và những chiến lược gia. Nội dung của Ngũ Luân Thư chủ yếu bàn về binh pháp, võ nghệ, kiếm pháp, nhưng ngày nay nó được đánh giá cao ở nhiều phương diện như chiến lược, kinh doanh, giá

Để Lành Bệnh Tự Nhiên - Trần Viết Hoài Đồng

Hình ảnh
Để Lành Bệnh Tự Nhiên Trần Viết Hoài Đồng 277 Trang​ (Sách này phần lớn biên soạn dựa vào tác phẩm “Health and Healing (1983, rev. 2004)”của Bác sĩ Andrew Weil.) “Một người đàn ông có lá phổi đã bị bệnh ung thư tàn phá đến nỗi chỉ còn về nhà để chết. Sáu tháng sau, ông tái xuất hiện tại phòng mạch của Bác sĩ ông, bệnh ung thư mất biến hẳn. Một người đàn bà trẻ – bị bệnh đái đường và ghiền hút thuốc nặng – nằm mê man trong phòng cấp cứu sau khi bị cơn suy tim( heart attack). Bác sĩ của bà bực bội vì sự kiện nhịp đập tim của bà đã đập chậm một cách nhanh chóng và ông cảm thấy bất lực không cứu nổi bà. Nhưng rồi sáng hôm sau bà tỉnh táo và cất tiếng nói chuyện, đây là dấu hiệu rõ ràng là bà đang trên đường bình phục. Một bác sĩ giải phẫu óc nói với cha mẹ đang đau khổ của một đứa bé trai, vốn đang bị mê man sau một tai nạn xe gắn máy và bị thương nặng ở đầu, là đứa bé này sẽ không bao giờ hồi tỉnh. Đứa bé giờ này đã tỉnh táo bình thường. Những bác sĩ mà tôi biết đều có một hay hai mẫu chu

999 Bài Thuốc Ngâm Rượu - Mẫn Đào

Hình ảnh
999 Bài Thuốc Ngâm Rượu Nguyên tác: Mẫn Đào Biên dịch: Nguyễn Trình NXB Văn Hóa Dân Tộc 2002 424 trang Lịch sử nấu và uống rượu của nhân dân ta  đã từ lâu đời. Phương pháp điều trị bệnh bằng rượu thuốc đã được nhân dân lao động từ thời cổ đại phát hiện và từng bước phát triển trên cơ sở uống rượu có tác dụng chữa bệnh. Rượu thuốc vừa có thể phòng và chữa bệnh, lại có thể dưỡng sinh, làm đẹp dung nhan, kéo dài tuổi thọ, vì vậy đã được các nhà y học ở nhiều thời đại rất coi trọng. Và rượu thuốc đã trở thành một phương pháp chữa bệnh quan trọng trong y học truyền thống. Nhiều cách ngâm ủ rượu thuốc tốt, có giá trị lại hiệu quả, vẫn được lưu truyền cho tới ngày nay. Phương pháp làm rượu thuốc chữa bệnh  vẫn được những người đương đại rất mực coi trọng bởi vì tuyệt đại đa số các loại rượu thuốc đều có chung đặc điểm : dễ làm, tiện dụng, hiệu quả, chữa trị linh nghiệm, dễ bảo quản. Ngoài những thang rượu thuốc thu thập được trong các sách kinh điển của nhiều thời đại, chúng tôi còn thu thập

Nội lực tự sinh - Geoge Ohsawa

Hình ảnh
Một vị thiền sư già mắc chứng xuất huyết ở não, một ống chân bị bại, lại mang chứng tiểu tiện bất cấm, vì sợ phạm tội bất kính trước Phật đài mỗi khi lễ bái hoặc tham thiền nên đến nhờ tôi chữa bệnh. Sau khi thăm bệnh tôi ra thực đơn ghi thêm cách kho 12gr cá với nước tương để dùng 2 lần mỗi tuần. Thấy vậy nhà sư bối rối bảo rằng: - Khó lòng quá, suốt đời tôi không bao giờ ăn cá cả, đã 75 năm rồi! Tôi điên đầu vì vấn đề này!!! Tôi nghĩ nát nước…Tôi liền thay thế món cá bằng thứ rễ cây bồ công anh. Bốn mươi ngày sau, vị sư già trở lại, khoẻ mạnh như một chàng trai. Nước t i ểu đã giảm đến hai phần ba, ông đi lại như thường rồi. Tuy nhiên để khỏi băn khoăn, tôi phái một trong những môn sinh của tôi đến tại chùa để quan sát cách nấu nướng và lối ăn uống của vị thiền sư như thế nào. Lúc trở về, người môn sinh ấy trình rằng: - Lạ quá! Canh nấu với miso thì lõng bõng cả nước là nước, cơm thì nửa sống nửa chín, món bồ công anh xào khô thì để cả củ như lẻ củi tròn… Úi chà chà! Thế mà

Tự học - Một nhu cầu của thời đại - Nguyễn Hiến Lê

Hình ảnh
Tự học để thành công là tác phẩm đầu tiên của  Nguyễn Hiến Lê và là “tiền thân” của cuốn Tự học, một nhu cầu của thời đại .  Trong Hồi kí , cụ Nguyễn Hiến Lê cho biết trước khi rời Long Xuyên để lên Sài Gòn sống bằng cây bút, cụ đã “ có gần đủ tài liệu để viết ba bốn cuốn nữa như Tự học để thành công , Nghề viết văn , Bí quyết thi đậu , Đông Kinh nghĩa thục …”. Và trong thời gian ở sau hãng Sáo Tân Định, cụ viết ngay cuốn Tự học để thành công để, theo lời cụ, “đem chút ít kinh nghiệm của tôi giúp những bạn trẻ ít học mà muốn mở mang kiến thức, và những bạn mới ra trường muốn bổ túc sự học ở trường”. Tự học để thành công xuất bản lần đầu năm 1954; đến năm 1964, cụ Nguyễn Hiến Lê sửa chữa, bổ sung, và đổi nhan đề là Tự học, một nhu cầu của thời đại (Thanh Tân xuất bản).  Đã gần 60 năm qua rồi, những phương pháp ông trình bài trong sách về những cách tự học vẫn còn hết sức mới mẻ. Có lẽ, khi viết quyển sách này Nguyễn Hiến Lê cũng không ngờ được rằng, 60 năm sau khi thời thế đã đổi