Tự học - Một nhu cầu của thời đại - Nguyễn Hiến Lê
Tự học để thành công là tác phẩm đầu tiên của Nguyễn Hiến Lê và là “tiền thân” của cuốn Tự học, một nhu cầu của thời đại.
Trong Hồi kí, cụ Nguyễn Hiến Lê cho biết trước khi rời Long Xuyên để lên Sài Gòn sống bằng cây bút, cụ đã “có gần đủ tài liệu để viết ba bốn cuốn nữa như Tự học để thành công, Nghề viết văn, Bí quyết thi đậu, Đông Kinh nghĩa thục…”. Và trong thời gian ở sau hãng Sáo Tân Định, cụ viết ngay cuốn Tự học để thành công để, theo lời cụ, “đem chút ít kinh nghiệm của tôi giúp những bạn trẻ ít học mà muốn mở mang kiến thức, và những bạn mới ra trường muốn bổ túc sự học ở trường”.
Tự học để thành công xuất bản lần đầu năm 1954; đến năm 1964, cụ Nguyễn Hiến Lê sửa chữa, bổ sung, và đổi nhan đề là Tự học, một nhu cầu của thời đại (Thanh Tân xuất bản).
Đã gần 60 năm qua rồi, những phương pháp ông trình bài trong sách về những cách tự học vẫn còn hết sức mới mẻ. Có lẽ, khi viết quyển sách này Nguyễn Hiến Lê cũng không ngờ được rằng, 60 năm sau khi thời thế đã đổi thay nhiều, thế hệ bây giờ đang chứng kiến sự bùng nổ thông tin bằng kỷ nguyên công nghệ cao Internet. Thời buổi này có rất nhiều sách, báo, tạp chí, tiểu thuyết diễm tình... có thể nói là nhiều hơn gấp một nghìn lần thậm chí 100 nghìn lần thời Nguyễn Hiến Lê viết quyển sách, nhưng tư tưởng tự học và "tự học, tự học nữa, tự học mãi" để vươn lên thành một con người hoàn thiện của ông vẫn tươi mới.
Thời của Nguyễn Hiến Lê để lựa chọn những quyển sách nào đáng đọc trong biển kiến thức vô cùng mênh mông đã là khó, đến thời đại của chúng ta lại càng khó khăn nhiều hơn. Do đó nếu bạn quan tâm đến việc đọc sách và quan tâm đến làm thế nào để tự học: từ việc tạo động lực học; phương pháp để có thể bắt đầu một công việc vô cùng khó khăn là tự học như thế nào?; cho đến cách đọc các loại sách, báo, tạp chí, tiểu thuyết, văn, thơ... cho đến cả việc học một ngoại ngữ sẽ được Nguyễn Hiến Lê trình bày đầy đủ, ngắn gọn trong sách bằng một thứ văn phong của một học giả bác học nhưng bình dân.
Nếu bạn là một người ham mê việc đọc, ham mê và muốn tìm hiểu về những kỹ năng tự học, đồng thời đang tìm hướng để học một ngoại ngữ nào đó (trong sách này Nguyễn Hiến Lê bài cách học tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Trung Quốc)... thì đây đúng là quyển sách mà bạn nên đọc. Một số chương trong sách có vẻ ngày nay sẽ không còn hữu dụng đối với đa số bạn đọc như Học cách đọc chữ Hán thì bạn đọc cũng có thể bỏ qua mà không phải lo sợ về khả năng lĩnh ngộ cuốn sách.
Xin kết thúc bài giới thiệu về quyển sách này bằng lời mà Nguyễn Hiến Lê đã tự viết trong sách khi khuyến khích các em học sinh về sự tự học: “Qua đã cho các em một kho vàng mà nhiều kẻ quyền quí ở thời này có thể thèm muốn, một kho vàng mà không một nghịch cảnh nào có thể cướp của các em được, một kho vàng mà mỗi ngày tăng về giá trị và giữ chắc cho các em nhân phẩm cùng hành phúc trong suốt đời các em”.
Mục Lục :
Vài lời thưa trước
TỰA
Chương I: TẠI SAO PHẢI TỰ HỌC?
1. Thế nào là tự học?
2. Tự học là một nhu cầu tự nhiên của loài người
3. Tự học là một sự cần thiết
4. Tự học là một cái thú
5. Cái lợi thiết thực của sự tự học
Chương II: AI TỰ HỌC ĐƯỢC?
1. Gìa cũng tự học được
2. Ai cũng có thì giờ để tự học
3. Chỉ mới biết đọc biết viết cũng tự học được
Chương III: CHÚNG TA HÃY SẴN SÀNG ĐỂ TỰ HỌC
1. Phải dự bị trước
2. Lòng tự tin
3. Nghị lực
4. Lập chương trình
Chương IV: NHỮNG CÁCH TỰ HỌC
1. Những cách tự học
2. Lớp giảng
3. Lớp hàm thụ
4. Nghe diễn thuyết
5. Nhận xét
6. Du lịch và điều tra
7. Đọc sách
Chương V: ĐỌC SÁCH CÁCH NÀO
1. Đọc sách là một nghệ thuật
2. Lựa sách
3. Nên đọc nhiều hay ít sách?
4. Nên đọc nhanh hay chậm
5. Nên nằm khi đọc sách
6. Đọc sách với cây viết trong tay
7. Vài qui tắc nên theo
8. Đọc lại
Chương VI: ĐỌC VĂN KHẢO CỨU – BIẾT SUY NGHĨ
1. Bốn qui tắc của Descartes
2. Giả thuyết và thành kiến
3. Lý luận bằng cách loại suy
4. Tật “sờ coi”
5. Chính danh là cần thiết khi biện luận
Chương VII: ĐỌC SÁCH CÁCH NÀO? (tiếp)
ĐỌC CÁC LOẠI VĂN KHÁC
1. Thú đọc tiểu thuyết
2. Ích lợi của tiểu thuyết
3. Cách đọc tiểu thuyết
4. Thơ an ủi ta và nâng cao lý tưởng của ta
5. Thơ là gì?
6. Thơ buông và thơ tư do
7. Cách đọc thơ
8. Đọc báo
Chương VIII: HỌC MỘT NGOẠI NGỮ
1. Học sáu tháng đã thông một ngoại ngữ chưa?
2. Phải chia đường dài ra từng chặng
3. Cách học một ngoại ngữ tuỳ mục đích của ta
4. Nghe đĩa dạy ngoại ngữ
5. Vài lời khuyên
6. Học Hán tự
Chương IX : ĐỌC NHỮNG SÁCH NÀO?
SÁCH TỔNG QUÁT VÀ SÁCH ĐỂ TU THÂN
1. Chủ ý của chúng tôi trong chương này và chương sau
2. Sách tổng quát
3. Sách để tu thân
Chương X : ĐỌC NHỮNG SÁCH NÀO? (TIẾP)
SÁCH ĐỂ MỞ MANG TRÍ TUỆ
1. Sử ký văn minh – Ngữ học
2. Mỹ thuật
3. Văn học
4. Khoa học luân lý
5. Khoa học tự nhiên và đích xác
Chương XI: CÁCH DÙNG THẺ
1. Ích lợi của thẻ - Hình thức của thẻ
2. Các thứ thẻ
3. Những qui tắc nên nhớ khi viết lên thẻ tài liệu
4. Sắp thẻ cách nào?
Chương XII: VIẾT SÁCH VÀ DỊCH SÁCH CŨNG LÀ MỘT CÁCH TỰ HỌC
1. Viết sách
2. Tập viết văn, dịch sách
Chương XIII: LÚC LÀM VIỆC – NƠI LÀM VIỆC – TỦ SÁCH – THÚ CHƠI SÁCH
1. Nên làm việc lúc nào
2. Chỗ làm việc
3. Tủ sách
4. Giữ gìn sách
5. Cho mượn sách và mượn sách
6. Thú chơi sách
Chương XIV: KHUYẾN KHÍCH SỰ TỰ HỌC
Phụ lục I: CÁCH ĐỌC CHỮ HÁN
Phụ lục II: DANH NGÔN VỀ VIỆC HỌC
Xin mời các bạn download Ebook (prc) tại đây :
Xem hướng dẫn download tại đây
P.S.: Tất cả các Ebook và Audiobook post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha.
MUA SÁCH GIẤY
Hotline: 0967 841 705 (Zalo và Viber)
Email: noluckhongngung@gmail.com
P.S.: Tất cả các Ebook và Audiobook post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha.
MUA SÁCH GIẤY
Hotline: 0967 841 705 (Zalo và Viber)
Email: noluckhongngung@gmail.com
Nhận xét
Đăng nhận xét