Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 12, 2016

Tìm Hiểu Linh Phù Văn Cúng - Vũ Đình Chỉnh

Hình ảnh
Tìm Hiểu Linh Phù Văn Cúng Tác giả: Vũ Đình Chỉnh NXB Mỹ Thuật 2011 311 trang Sách mô tả các hiền triết, thiền sư có thể "điều tiết tâm linh", sử dụng một số lời nói dẫn dắt hoặc quy định một số câu vè đặc biệt, gọi là chú để điều tiết khí âm dương làm cho mạnh lên hoặc yếu đi trong cơ thể động vật, làm cân bằng, gọi là bổ tiết, bình bổ, bình tiết, chữa bệnh cho người và gia súc. Nội dung quyển sách Tìm Hiểu Linh Phù Văn Cúng bao gồm các chương: Chương 1: Bùa chú giảng giới Chương 2: Dùng quẻ dịch (ma phương) chữa bệnh do nhà cửa gây ra ma phương bảy dữ kiện Chương 3: Chọn ngày cúng chữa bệnh - Bí quyết chọn ngày của pháp sư Chương 4: Một số bài chú và văn cúng thông dụng Chương 5: Tài liệu tham khảo và trùng tang Xem thêm: Bùa Chú Giảng Giới - Tiêu Diêu Tử Xem hướng dẫn download tại đây P.S.: Tất cả các ebook và audio book post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ l

Mai Hoa Dịch Tân Biên - Vưu Sùng Hoa

Hình ảnh
Mai Hoa Dịch Tân Biên Tác giả: Vưu Sùng Hoa Dịch giả: Cao Hòang Diên Khánh NXB Văn Hóa Thông Tin, 2009 528 trang Mai Hoa Dịch Tân Biên trình bày những vấn đề sau: Ý nghĩa đích thực của Âm Dương trong Thái Cực Đồ. Các nguyên lý cơ bản của kinh Dịch được diễn giải để người đọc hiểu thẳng các quẻ (tức là các tình huống) mà trung tâm của nó là lý thuyết Âm Dương. Sử dụng phương pháp dự đóan để trực tiếp giải mã các biến cố trong đời sống và đó cũng là con đường đưa tâm hồn, bản ngã hòa đồng cùng vạn vật, trời, đất, con người. Lý thuyết Ngũ Hành được ứng dụng đa dạng trong dự đóan theo thứ lớp. Độc giả sẽ thấy ví dụ dễ thực hành có nhiều minh học cụ thể cho từng trường hợp rất linh họat, dễ hiểu vô cùng so với sự giải thích của những sách về kinh Dịch có mặt trên thị trường hiện nay. Các Trùng Quái đại diện cho những tình huống lớn đều có tranh minh họa từ đại thể đến chi tiết thay vì giải thích dài dòng khó hiểu. Tranh minh họa sáng tạo, vô ngôn, giúp độc giả hiểu cực kỳ nhanh chóng ý nghĩ

Hoàng Đế Nội Kinh Linh Khu - GS. Huỳnh Minh Đức (Trọn Bộ 3 Tập )

Hình ảnh
Hoàng Đế Nội Kinh Linh Khu (Trọn Bộ 3 Tập) Dịch giả: GS. Huỳnh Minh Đức NXB Đồng Nai - Hội Y Học Cổ Truyền Đồng Nai 1989 1066 trang LỜI GIỚI THIỆU Tìm hiểu thật sâu xa những điều thâm thúy của Nội kinh là một việc mà các nhà nghiên cứu Y học cổ truyền đang mong ước. Bộ Hoàng Đế nội kinh được xem là bộ sách kinh điển hàng đầu của ngành Y học cổ truyền đông phương. Bộ sách này gồm có: Linh khu, Tố vấn, Nan kinh. Giáo sư Huỳnh Minh Đức, sau nhiều năm nghiên-cứu, đã dịch và chú ra Việt văn toàn bộ 3 tác phẩm trên. Trước đây, phần đầu quyển Linh khu được Câu lạc bộ dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh cho quay bằng Ronéo để phổ biến nội bộ. Nay Hội Y học dân tộc cổ truyền Đồng nai chúng tôi hân hạnh tái bản bằng offset, nhằm mục đích cung cấp tài liệu tham khảo cho độc giả. Theo thứ tự, chúng tôi sẽ cho ra đời toàn bộ sách kinh điển do Giáo sư Huỳnh Minh Đức soạn và dịch. Tập I của sách Linh khu này xin được gởi đến tay độc giả, lần lượt sẽ đến các quyển kế tiếp. GS Đức sẽ lần lượt trình bày từng

5000 Hoành Phi Câu Đối Hán Nôm - Trần Lê Sáng

Hình ảnh
5000 Hoành Phi Câu Đối Hán Nôm Chủ biên: Trần Lê Sáng NXB Văn Học 2015 1112 Hoành phi - câu đối là chuẩn mực đánh giá một cách tao nhã gia phong của người Việt xưa. Hoành phi vốn là bức thư họa (tranh chữ), có khi còn gọi là Hoành, Biển, hoặc gọi là Biển ngạch, Bài biển... dùng để treo phía trên bình phong trong phòng sách, sách, hoặc ở nhà mát trong vườn hoa. Sau này, Hoành phi được dùng rộng rãi hơn. Câu đối, còn được gọi là Doanh thiếp, Doanh liên, Đối liên. Nhân dân ta rất thích chơi câu đối. Câu đối hòa hợp một cách sâu sắc nhất, hài hòa nhất giữa văn chương kinh viện với văn học bình dân. Cuốn 5000 Hoành Phi Câu Đối Hán Nôm giúp các bạn tìm được một cách nhanh chóng hoành phi, câu đối thông dụng. Mỗi câu, có in đầy đủ cả nguyên văn chữ Hán, chữ Nôm, phiên âm và dịch nghĩa. Cuốn sách được bố cục một cách khoa học, trình bày dễ hiểu: - Phần I: Hoành phi (350 bức viết bằng chữ Hán) - Phần II: Câu đối chữ Nôm (hơn 400 câu) - Phần III: Câu đối chữ Hán (hơn 4000 câu) Cuối sách có thêm

Tự Điển Chữ Nôm Dẫn Giải - Gs.Ts. Nguyễn Quang Hồng

Hình ảnh
Tự Điển Chữ Nôm Dẫn Giải Tác giả: Gs.Ts. Nguyễn Quang Hồng NXB Khoa Học Xã Hội 2014 2323 trang Mô tả: Việc phân phối có giới hạn bộ Tự Điển Chữ Nôm Dẫn Giải gồm 2 tập này là cuốn từ điển toàn diện nhất tới ngày nay đã được xuất bản trong lĩnh vực nghiên cứu chữ Nôm ở Việt Nam bởi Gs. Ts. Nguyễn Quang Hồng, giáo sư ngôn ngữ học. Kiến thức uyên bác, phương pháp cập nhật và lao động phi thường - đó là những từ mà giới chuyên môn dành tặng GS.TSKH Nguyễn Quang Hồng, người biên soạn và tự tay chế bản bộ Tự điển chữ Nôm dẫn giải dày hơn 2.300 trang vừa được ấn hành. Bộ “Tự điển chữ Nôm dẫn giải” xuất bản lần này đã sưu tập 9.200 hình chữ Nôm khác nhau, trong đó có tới gần 3.000 chữ Nôm tự tạo chưa hề có mặt trong các tự điển khác. Các từ đều được phân tích cấu trúc, giải nghĩa và dẫn văn cảnh từ 124 văn bản Nôm thuộc nhiều loại hình khác nhau – truyện, thơ, hịch, diễn ca v.v, sớm nhất từ thế kỷ 12. Con số văn bản dẫn giải này vượt xa các bộ tự điển chữ Nôm từng xuất bản trong và ngoài nước t

Kinh Chu Dịch Bản Nghĩa - Khổng Tử (Trọn Bộ)

Hình ảnh
Kinh Chu Dịch Bản Nghĩa (Kinh Thượng + Kinh Hạ) San định: Khổng Tử Biên soạn: Chu Hy Dịch giả: Nguyễn Duy Tinh NXB Bộ Văn Hóa Giáo Dục - Trung Tâm Học Liệu - Tủ Sách Triết Học, 1968 634 trang Giới thiệu Muốn biết giá trị của sách Chu Dịch bản-nghĩa của Chu Hy chúng ta cần hiểu rõ quan niệm của Hán nho và Tống nho đối với Kinh dịch như thế nào. Hán nho luận Dịch phần nhiều chủ về tai dị và thuật số. Đến đời Ngụy, Vương Bật chú Dịch mới truất bỏ những lời bàn về toán số và phát huy phần triết lý trong kinh dịch. Do đó, Dịch học chia làm hai phái: một phái chủ trương Kinh Dịch là sách dùng để bói toán; một phái tin rằng kinh dịch chứa đựng một triết lý rất cao siêu. Đời Đường, Lý Đỉnh-Tộ soạn Kinh dịch theo tạp giải, thái tuyển các thuyết của trên 30 nhà chú Dịch, làm cho sáng tỏ phép học dịch của Hán nho. Đời Tống Trình Di soạn Dịch truyện, kinh văn dùng bản của Vương Bật, đại chỉ truất số sùng lý; Chu Hy kế theo soạn Chu Dịch bản nghĩa, chiết trung thuyết của Trình Di, thân minh nghĩa c

Tướng Về Hưu - Nguyễn Huy Thiệp

Hình ảnh
Tướng Về Hưu Tác giả: Nguyễn Huy Thiệp NXB Đà Nẵng 1988 216 trang Truyện “Tướng về hưu” là một câu chuyện về gia đình nhưng lắng đọng trong đó là rất nhiều bi kịch và mâu thuẫn của những con người trong thời kỳ Đổi mới. Trong bức tranh gia đình ông Thuần, ta không thấy sự đói khổ, thiếu thốn về vật chất như những gia đình khác mà ở đó là sự dằn vặt trong nội tâm của từng thành viên trong gia đình. Câu chuyện được kể lại qua lời của người con trai. Ta có thể cảm nhận được sự thay đổi của nhân vật này qua cách Nguyễn Huy Thiệp sử dụng câu cú, nửa đầu truyện đa số là mô tả nhân vật, hành động, sự kiện bằng những câu văn ngắn, không chứa đựng cảm xúc hay đánh giá gì của nhân vật, khiến người đọc cảm nhận nhân vật “tôi” là một người khô khan và xa rời thực tế. Ông như một cái bóng nhạt nhòa trong gia đình, lúc nào cũng “vợ tôi nói” và ông nhu nhược trong vai trò làm cha, làm chồng. Ở đây, hình mẫu gia đình truyền thống với người đàn ông làm chủ gia đình đã bị đảo lộn, bởi người vợ mới là ng

Nội Kinh Nan Kinh - Huỳnh Minh Đức

Hình ảnh
Nội Kinh Nan Kinh Dịch giả: Huỳnh Minh Đức Thành Hội Y Học Dân Tộc Cổ Truyền Tp. Biên Hòa Câu Lạc Bộ Y Học Dân Tộc Tuệ Tĩnh, 1989 278 trang Học, nghiên cứu và hành nghề Đông Y không thể không học và đọc qua 4 tác phẩm kinh điển sau đây: 1. Hoàng Đế Nội kinh Tố vấn & Linh khu 2. Nạn kinh 3. Thương hàn tạp bịnh luận 4. Kim quĩ yếu lược NẠN KINH ĐIỀU viết : “Thập nhị kinh giai hữu động mạch. Độc thủ thốn khẩu dĩ quyết ngũ tạng lục phủ tử sinh cát hung chi pháp hà vị dã ?” - Nhiên : “ Thốn khẩu giả, mạch chi đại hội, thủ Thái âm chi mạch động dã. Nhân nhất hô, mạch hành tam thốn, nhất hấp mạch hành tam thốn, hô hấp định tức, mạch hành lục thốn. Nhân nhất nhật nhất dạ, phàm nhất vạn tam thiên ngũ bạch tưc, mạch hành ngũ thập độ, chu ư thân , lậu thủy há bách khắc Vinh Vệ hành Dương nhị thập ngũ độ, hành Âm nhị thập ngũ độ, vi nhất chu dã. Cố ngũ thập độ phục hội ư thủ Thái âm thốn khẩu giả ngũ tạng lục phủ chi sở chung thỉ, cố pháp thủ ư Thốn khẩu dã”. Download Nội Kinh Nan Kinh

Hải Thượng Lãn Ông - Nguyễn Văn Minh

Hình ảnh
Hải Thượng Lãn Ông NXB Khai Trí 1971 Nguyễn Văn Minh 272 Trang Tiểu sử Lê Hữu Trác vốn có tên cúng cơm là Huân (薰), biểu tự Cận Như (瑾如), bút hiệu Quế Hiên (桂軒), Thảo Am (草庵), Lãn Ông (懶翁), biệt hiệu cậu Chiêu Bảy (舅招𦉱), sinh ngày 11 tháng 12 năm Canh Tí (1720) tại xóm Văn Xá, hương Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay là xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Tuy nhiên, cuộc đời ông phần nhiều (đặc biệt là từ năm 26 tuổi đến lúc mất) gắn bó với ở quê mẹ thôn Bàu Thượng, xã Tĩnh Diệm, huyện Hương Sơn, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay là xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh). Ông là con thứ bảy của tiến sĩ Lê Hữu Mưu và phu nhân Bùi Thị Thưởng. Dòng tộc ông vốn có truyền thống khoa bảng; ông nội, bác, chú (Lê Hữu Kiều), anh và em họ đều đỗ Tiến sĩ và làm quan to. Thân sinh của ông từng đỗ Đệ tam giáp Tiến sĩ, làm Thị lang Bộ Công triều Lê Dụ Tông, gia phong chức Ngự sử, tước Bá, khi mất được truy tặng hàm Thượng thư (năm Kỷ Mùi 1739). Khi ấy, Lê Hữu

Nam Dược Thần Hiệu - Tuệ Tĩnh

Hình ảnh
Nam Dược Thần Hiệu Tác giả: Tuệ Tĩnh NXB Y Học 1992 420 trang Nam dược thần hiệu là tác phẩm băng chữ Nho của danh sư Tuệ Tĩnh, soạn vào thế kỷ 14 triều nhà Trần khi ông đi sứ sang Trung Hoa thời nhà Minh. Nội dung là một cuốn sách về y học cổ truyền và những bài thuốc hay của Việt Nam. Tác phẩm này phản ảnh quan điểm Phật giáo vì Tuệ Tĩnh vốn đi tu và cổ động dùng vật liệu dược thảo của thuốc Nam thay vìthuốc Bắc vốn dùng cả động vật. Nam dược thần hiệu tổng cộng có 11 cuốn, liệt kê các vị thuốc và 184 loại bệnh thông thường từ những bệnh truyền nhiễm đến thai nghén, phong thấp, v.v. Tuy soạn vào thế kỷ 14 nhưng mãi đến năm 1717 thời Hậu Lê sách mới được dâng lên vua ngự lãm, và khắc in năm 1761 Download Nam Dược Thần Hiệu - Tuệ Tĩnh.PDF Xem thêm:  Tuệ Tĩnh Toàn Tập - Nguyễn Bá Tĩnh Xem hướng dẫn download  tại đây P.S.: Tất cả các ebook và audio book post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới p

Xem Tướng Người Qua - Tuệ Nhã

Hình ảnh
Xem Tướng Người Qua: Tay, Chân, Tư Thế, Dáng Vẻ, Cách Hút Thuốc Lá, Tướng Và Vấn Đề Sinh Đẻ Tác giả: Tuệ Nhã NXB Thanh Hóa 2007 Cuốn sách này mở ra một số điều thần bí kỳ diệu, lược bỏ đi phần mơ hồ mang yếu tố duy tâm phong kiến, chuyển tải những thành quả nghiên cứu khoa học của lý thuyết và thực tiễn của Đông y và khoa học cơ thể người, có cách giải quyết tương đối hợp lý những bí ẩn nhân sinh giúp độc giả chủ động nắm vững được tình hình sức khỏe của mình, phát hiện sớm các bệnh nan y để kịp thời chữa trị. Sách cùng tác giả: Thanh Diện Sắc Hình Của Người Phương Đông - Tuệ Nhã Xem hướng dẫn download tại đây P.S.: Tất cả các ebook và audio book post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like và share Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha. MUA SÁCH GIẤY Giá: 199.000 vnđ Hotline: 0967 841 705 (Zalo và Viber) Email: noluckhongngung@gmail.com Fanpage: https://ww

Bí Ẩn 2000 Giấc Mơ Thần - Cẩm Nang Vạn Sự

Hình ảnh
Bí Ẩn 2000 Giấc Mơ Thần - Coi lục thập hoa giáp - Coi ngày tháng tốt xấu Một cuốn “sách” được xem như một thứ “từ điển” cho những người ham chơi số đề dùng để “tra cứu”, tìm những con số “ứng” với các giấc mơ ba vạ của mình. “Sách” mở đầu bằng một “lời tựa” in ở... trang 2 (sách không có trang 1). “Tác giả” của phần “lời tựa” này cho biết đại ý: Nếu một người nào đó tin giấc mơ của mình hiệu nghiệm và bỏ tiền đánh (đề) lớn, thì khi trúng, người đó gặp hên. Còn người nào đó “có giấc mơ không chuẩn”, khi đánh (đề) bị trượt thì có nghĩa là “số hên của mình chưa đến”. Cách nói gợi cho ta nhớ tới ông thầy bói trong truyện thơ ngụ ngôn, với câu nhận định: “Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai”, nghĩa là nó sặc mùi... bịp bợm vì nói vậy thì ai cũng nói được! Ấy là chưa kể, người ta có thể đặt câu hỏi, giấc mơ như thế nào thì bị coi là giấc mơ “không chuẩn”? Tuy nhiên, phần nhăng nhít nhất vẫn là phần người làm sách “giải mã” các giấc mơ ra những con số. Chẳng hề biết họ dựa vào cơ sở nào để đ

Lịch Vạn Niên 1932 - 2050 - Tăng Cường Ngô

Hình ảnh
Lịch Vạn Niên 1932 - 2050 Tác giả: Tăng Cường Ngô NXB Văn Hoá Thông Tin 2014 611 trang Từ xưa, người phương Đông nói chung, người Việt Nam nói riêng chịu ảnh hưởng bởi văn hóa phương Đông luôn có quan niệm về tử vi chi phối số mệnh, ngày tốt, ngày xấu ảnh hưởng đến đời sống trên nhiều mặt như công việc, cưới hỏi, xây nhà, sinh nở… Do vậy dù hiện nay, chúng ta làm việc theo lịch dương nhưng vẫn coi trọng lịch âm. Để tiện cho việc tra cứu ngàytháng theo cả âm lịch và dương lịch, không chỉ trong 1 năm mà còn tính toán công việc trong nhiều năm, thậm chí là trong cả 119 năm cuốn Lịch Vạn Niên 1932 – 2050 ra đời. Cuốn sách cung cấp chi tiết ngày, tháng, năm dương lịch, âm lịch từ năm 1932 đến năm 2050, cùng với các can tiết, tiết khí trong những năm này. Giúp độc giả dễ dàng tra cứu chính xác ngày tháng năm lịch âm và lịch dương của 119 năm. Phần dự đoán đời người và 12 con giáp giúp giải thích tính cách, phúc lộc từng năm, từng tháng, từng ngày, từng giờ của 12 con giáp, chọn bạn đời theo

Linh Kỳ Kinh - Đông Phương Sóc

Hình ảnh
Linh Kỳ Kinh (Tứ Khố Toàn Thư) Tác giả: Đông Phương Sóc (Hán) Dịch giả: Chu Tước Nhi, Trình Tử Hòa NXB Hồng Đức 2012 502 trang Thuật chiêm phệ có nguồn gốc sâu sa và lưu truyền lâu dài, nó đã xuất hiện từ thời đồ đá mới và trở thành văn minh nhân loại. Phương pháp bốc phệ được lưu truyền từ xưa đến nay còn bảo tồn được những số hoàn chỉnh nhất là bộ " Linh kỳ kinh ". Bộ sách này lấy thuật chiêm bốc Linh kỳ làm nội dung chính, đem những tinh yếu trong lời quẻ hòa trộn thành một thể với phương pháp thực tiễn, chọn lọc chú thích của các học giả, đó là một trước tác kinh điển trong các sách về chiêm bốc truyền thống. Tứ khố toàn thư đã liệt Linh kỳ kinh môn vào môn thuật số thuộc Tử bộ, điều đó khiến cho loại phương pháp chiêm bốc độc đáo này được tiếp nhận và truyền bá rộng rãi. Phương pháp chiêm bốc Linh kỳ được ghi chép trong " Linh kỳ kinh " chính là một loại của thuật chiêm phệ, lấy 12 quân cờ làm công cụ chiêm bốc, dựa vào 3 chữ Thượng, Trung, Hạ được khắc trên c

Thái Ất Kim Kính Thức Kinh - Vương Hy Minh

Hình ảnh
Thái Ất Kim Kính Thức Kinh Tác giả: Vương Hy Minh Dịch giả: Dương Cảnh Bàn NXB Hồng Bàng 2012 443 trang Tóm tắt: Đọc hiểu thuật số thần bí trị nước của các bậc Đế vương Thuật số được lưu truyền bí mật trong cung cấm, là bảo bối phò tá quân vương trị quốc, bình thiên hạ. Cùng với Kỳ môn độn giáp, Lục nhâm thần khóa trở thành Tam thức thuật số đỉnh cao. Trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, nắm vững sinh mệnh. Mục lục sách: Lời nói đầu Dẫn đọc một - Thái ất thần số suy diễn đại toàn Dẫn đọc hai - Dịch học: Biết được tiền đề lý luận của Thái ất Dẫn đọc ba - Khái niệm cơ bản của thái ất Dẫn đọc bốn - Ứng dụng và nhận thức về thái ất Quyển 1: Cách sắp xếp của thái ất thức Quyển 2: ý nghĩa tượng trưng của các yếu tố thái ất Quyển 3: một số cachs cục quan trọng của thái ất số Quyển 4: Thái ất binh pháp (I) Quyển 5: Thái ất thần tinh (I) Quyển 6: Thái ất binh pháp (II) Quyển 7: Thái ất thần tinh(II) Quyển 8: Cửu cung phân dã Quyển 9: Thái ất binh pháp (III) Quyển 10: Thái ất dự đoán cát hun

Ngọc Quản Chiếu Thần Cục - Tống Tề Khưu

Hình ảnh
Ngọc Quản Chiếu Thần Cục Tác giả: Tống Tề Khưu NXB Thời Đại 2011 551 trang "Tứ khố toàn thư" là bộ bách khoa toàn thư do triều đình phong kiến thực hiện lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc. Dưới triều Càn Long nhà Thanh, trải qua sự tuyển chọn, biên tập, hiệu đính kỹ càng của hơn 400 học giả danh nhân như Đái Chấn, Diêu Nãi… dưới sự chủ biên của Hàn lâm viện đại học sỹ Kỷ Quân (Kỷ Hiểu Lam) trong suốt 10 năm mới hoàn thành. Bộ sách đồ sộ này được phân thành bốn bộ là Kinh, Sử, Tử, Tập. Nó được coi là tập đại thành đầy đủ nhất, phong phú nhất của văn hóa truyền thống Trung Hoa, vốn không có gì so sánh được về giá trị văn hiến, giá trị lịch sử, giá trị văn vật và giá trị xuất bản. “ Ngọc quản chiếu thần cục ” là cuốn sách kinh điển về tướng thuật được ghi lại trong “Tứ khố toàn thư”. Là mật quyết "xem tướng biết người" được cất giấu trong cung cấm. Để bảo tồn, chỉnh sửa kinh điển truyền thống Trung Quốc, người biên soạn lấy “Ngọc chiếu quản thần cục” của Tống Tề Khưu th

Nhân Luân Đại Thống Phú - Trương Hành Giản

Hình ảnh
Nhân Luân Đại Thống Phú Tác giả: Trương Hành Giản NXB Thời Đại 2011 503 trang " Nhân Luân Đại Thống Phú " là một trong bốn bộ tướng được thu thập trong "Tứ Khố Toàn Thư" có dẫn dụng khá nhiều trong những luận đoán tinh diệu của các điển tịch tướng thuật để bình chú, có thể xem là một tập hợp tướng thuật của trăm nhà, thống nhất thành một thể. Độc giả không chỉ có thể từ đó thấy được tư tưởng về diện tướng của tác giả mà còn cảm nhận được sự tự do, khoáng đạt về tư tưởng của các nhà tướng thuật nổi tiếng, từ đó khai mở được những sự tự kho, khoáng đạt về tư tưởng của các nhà tướng thuật nổi tiếng, từ đó khai mở được những sự ảo diệu trong điển tịch cổ đại.  Người xưa cho rằng: “Tướng là do tâm sinh ra, theo tâm mà mất đi”. Con người là linh vật của vạn vật, tướng là biểu hiện bên ngoài của thế giới nội tâm con người, cũng là hình ảnh thu nhỏ hàm chứa toàn bộ thông tin của vũ trụ tự nhiên, cơ thể của mỗi người đều ẩn chứa tất cả thông tin của sinh mệnh. Qua những n

Thái Thanh Thần Giám - Vương Phác

Hình ảnh
Thái Thanh Thần Giám Tác giả: Vương Phác (Hậu Chu ) Người dịch: Chu Tước Nhi NXB Thời Đại 2011 455 trang Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, "Thuật số" là một hiện tượng văn hóa được coi trọng. Xét trên bình diện rộng, thuật số không chỉ có mối liên hệ chặt chẽ đến khởi nguồn của văn minh Hoa Hạ mà còn liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự phát triển của lịch sử Trung Quốc, sự thăng trầm của các triều đại và sự biến đổi của xã hội. Những sự việc được ghi chép trong lịch sử như Hoàng Đế đánh Suy Vưu, Lưu Bang chém rắn dựng cờ khởi nghĩa, Chu Đệ định đô ở Bắc Kinh... đều có liên quan mật thiết đến thuật số. Thu nhỏ lại ,thuật số gắn bó chặt chẽ với cuộc sống văn hóa của con người, như để xem thời tiết nắng mưa dùng chiêm tinh thuật số, chọn tên cho người khác dùng Ngũ hành thuật số, đoán họa phúc thọ cần sử dụng tướng thuật... Thuật số không chỉ ăn sâu vào từng phương diện trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày mà còn bám rễ trong ý thức văn hóa của con người. " Thái

Lý Hư Trung Mệnh Thư - Lý Hư Trung

Hình ảnh
Lý Hư Trung Mệnh Thư Tác giả: Lý Hư Trung NXB Thời Đại 2012 455 trang Lý Hư Trung sống ở đời Đường, rất giỏi về Ngũ hành và mối quan hệ tương sinh, tương khắc của Ngũ hành can chi trong ngày tháng năm sinh của con ngưòi. Ông là người sáng lập ra Bát tự dịch tượng, tác phẩm “Lý Hư Trung mệnh thư” của ông được coi là tác phẩm mở đầu cho bộ môn này.  Cuốn "Lý Hư Trung Mệnh Thư" có ba quyển, bản cũ đề là Quỷ Cốc Tử soạn, do Lý Hư Trung đời Đường chú thích. Lý Hư Trung tự là Thường Dung, là cháu đời thứ tám của Ngụy thị trung Lý Xung. Khoảng năm Trinh Nguyên đời vua Đường Đức Tông, ông đỗ Tiến sĩ cập đệ, sau này làm quan đến chức Điện trung Thị ngự sử. Hàn Dũ từng soạn bài minh khách trên mộ của ông, thấy chép trong Xương Lê văn tập. Những người nghiên cứu thuật tinh mệnh đời sau đều suy tôn ông là người sáng lập ra Tinh mệnh học. Hàn Dũ trong Mộ chí có nói: "Lý Hư Trung rất giỏi về ngũ hành, có thể dựa vào moois quan hệ tương sinh, tương khắc của ngũ hành can chi trong ngày,

Thanh Diện Sắc Hình Của Người Phương Đông - Tuệ Nhã

Hình ảnh
Thanh Diện Sắc Hình Của Người Phương Đông (Cách Quan Sát: Mặt, Ngũ Quan, Thân Hình, Lông, Tóc, Nốt Ruồi...) Biên soạn: Tuệ Nhã NXB Thanh Hóa 2007 236 trang " Thanh diện sắc hình " là một môn khoa học độc lập kết hợp cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Hiện nay thanh diện sắc hình có phần hình thể học được đông đảo công chúng quan tâm và học hỏi, được sử dụng trong công tác an ninh hình sự như lấy dấu vân tay, nhận dạng... Cuốn sách này mở ra một số điều thần bí kỳ diệu, lược bỏ đi phần mơ hồ mang yếu tố duy tâm phong kiến, chuyển tải những thành quả nghiên cứu khoa học của lý thuyết và thực tiễn của Đông y và khoa học cơ thể người, có cách giải quyết tương đối hợp lý những bí ẩn nhân sinh giúp độc giả chủ động nắm vững được tình hình sức khỏe của mình, phát hiện sớm các bệnh nan y để kịp thời chữa trị.  Bên cạnh đó, thông qua thanh diện sắc hình bạn có thể hướng nghiệp cho bản thân, cho con cái theo khả năng phù hợp với trạng thái sức khỏe và cơ thể... Sách cùng tác giả:

Thần Nông Bản Thảo Kinh - Đào Ẩn Tích

Hình ảnh
Thần Nông Bản Thảo Kinh Tác giả: Đào Ẩn Tích Dịch giả: Chu Tước Nhi NXB Hồng Đức 2013 500 trang Nói đến ngành dược vật học của Trung Quốc, nhất là về sách ‘Kinh điển’ về dược vật, phải nhắc đến sách ‘ Thần Nông bản thảo ’. Theo truyền thuyết, vua Thần Nông một ngày nếm 100 loại cây cỏ để tìm thuốc chữa bệnh, có khi ngộ độc đến 70 lần. Từ đó soạn ra sách Thần Nông bản thảo kinh. Bộ sách có ghi chép tất cả 365 vị thuốc, được xem là bộ sách cổ nhất của Đông y. Thần Nông bản thảo là sách viết về Dược vật học đầu tiên của Trung Quốc, gọi tắt là ‘Bản thảo kinh’ hay ‘Bản kinh’. Là bộ khảo cứu cây thuốc cổ nhất của Trung Quốc. Sách còn có tên là: Chính loại bản thảo. Tương truyền vào thời tiền tấu sách do Thần Nông soạn ra, nguyên bản thất truyền, mà nội dung của sách được truyền từ đời này qua đời khác vẫn được bảo lưu. Sách có 3 quyển, ghi chép 365 loài cây thuốc có tác dụng chữa bệnh từ thời cổ truyền lại, và phân chia thành 3 hạng phẩm chất: Loại không độc gọi là thương phẩm, tức là quân;