Chu Dịch Đại Truyện - Lê Anh Minh
Chu Dịch Đại Truyện
Tác giả: Lê Anh Minh
NXB Khoa Học Xã Hội 2006
364 Trang
Chu Dịch gồm hai phần: Kinh và truyện.
Tác giả: Lê Anh Minh
NXB Khoa Học Xã Hội 2006
364 Trang
Chu Dịch gồm hai phần: Kinh và truyện.
Chu Dịch đại truyện là phần truyện (còn gọi Dịch truyện, Thập dực), giải nghĩa Quái từ và Hào từ, cho biết về: tác giả, thời gian hình thành Chu Dịch, thái cực, âm dương, bát quái, ngũ hành, vũ trụ quan và nhận thức luận của người Trung Quốc cổ đại...
Cuốn sách này giới thiệu phần truyện tập trung vào:
- Văn ngôn: giảng rộng thêm về hai quẻ Càn và Khôn.
- Hệ từ (Thượng và Hạ): trình bày vũ trụ quan và nhận thức luận của người Trung Quốc cổ đại, giúp người đọc hiểu được ý nghĩa của “Quái Từ” và “Hào Từ”.
- Thuyết quái: phân tích ý nghĩa tượng trưng cơ bản của Bát Quái.
- Tự quái: giải thích 30 quẻ ở Thượng Kinh, 34 quẻ ở Hạ Kinh.
- Tạp Quái: thuyết minh ý nghĩa của từng quẻ.
Cuốn sách giúp ta hiểu nhiều hơn về Triết học cổ đại Phương Đông.
Dịch giả Lê Anh Minh đã: (1) tham khảo các bản chú giải của các nhà Dịch học nổi tiếng của Trung Quốc cổ đại và hiện đại như Chu Hi, Lý Đỉnh Tộ, Lý Quang Địa, Cao Hanh, Trương Thiện Văn, Hoàng Thọ Kỳ; (2) tham khảo các từ điển Chu Dịch cũng như từ điển Hán ngữ cổ đại; (3) đối chiếu bản dịch tiếng Anh của James Legge và bản dịch tiếng Đức của Richard Wilhelm, là hai bản dịch giá trị nhất của phương Tây; (4) đối chiếu bản Hệ từ hiện hành với bản Mã Vương Đôi Hán mộ bạch thư Hệ từ.
Phần phụ lục (do Lê Anh Minh viết hoặc dịch) rất thú vị, vì:
(1) Trình bày hình tượng và ý nghĩa biểu tượng của con Rồng trong văn hóa Trung Quốc (theo Chu Dịch).
(2) Giới thiệu hai nhà Hán học nổi tiếng: Richard Wilhelm (Đức), người bắc nhịp cầu tâm linh giữa Đông và Tây, và Joseph Needham (Anh), người lập ra công trình đồ sộ nghiên cứu lịch sử tư tưởng khoa học kỹ thuật Trung Quốc.
(3) Hai bài viết công phu của học giả Phùng Hữu Lan, phác họa tư tưởng triết học và tôn giáo trước và trong thời đại của Khổng Tử, qua đó cho thấy tổng quát trình độ dân trí thời ấy. Vũ trụ quan của Dịch truyện được Phùng Hữu Lan nghiên cứu kỹ, có thể xem là phần tổng luận cho Chu Dịch đại truyện.
(4) Bài “Dịch học Việt Nam cuối đời Nguyễn” của Ngô Vĩ Minh (Đại học Hong Kong) là một nhận xét nghiêm túc, cần quan tâm, để việc nghiên cứu Chu Dịch của học giới trong nước có thể theo kịp trào lưu nghiên cứu ở các nước khác.
Tuy không gồm hết Thập dực mà chỉ tập trung vào 5 phần Văn ngôn, Hệ từ, Thuyết quái, Tự quái và Tạp quái, công trình này của Lê Anh Minh đã mang đến cho người đọc một bản dịch kỹ lưỡng, dung hòa kiến giải của các danh gia Đông Tây kim cổ về Dịch truyện.
- Văn ngôn: giảng rộng thêm về hai quẻ Càn và Khôn.
- Hệ từ (Thượng và Hạ): trình bày vũ trụ quan và nhận thức luận của người Trung Quốc cổ đại, giúp người đọc hiểu được ý nghĩa của “Quái Từ” và “Hào Từ”.
- Thuyết quái: phân tích ý nghĩa tượng trưng cơ bản của Bát Quái.
- Tự quái: giải thích 30 quẻ ở Thượng Kinh, 34 quẻ ở Hạ Kinh.
- Tạp Quái: thuyết minh ý nghĩa của từng quẻ.
Cuốn sách giúp ta hiểu nhiều hơn về Triết học cổ đại Phương Đông.
Dịch giả Lê Anh Minh đã: (1) tham khảo các bản chú giải của các nhà Dịch học nổi tiếng của Trung Quốc cổ đại và hiện đại như Chu Hi, Lý Đỉnh Tộ, Lý Quang Địa, Cao Hanh, Trương Thiện Văn, Hoàng Thọ Kỳ; (2) tham khảo các từ điển Chu Dịch cũng như từ điển Hán ngữ cổ đại; (3) đối chiếu bản dịch tiếng Anh của James Legge và bản dịch tiếng Đức của Richard Wilhelm, là hai bản dịch giá trị nhất của phương Tây; (4) đối chiếu bản Hệ từ hiện hành với bản Mã Vương Đôi Hán mộ bạch thư Hệ từ.
Phần phụ lục (do Lê Anh Minh viết hoặc dịch) rất thú vị, vì:
(1) Trình bày hình tượng và ý nghĩa biểu tượng của con Rồng trong văn hóa Trung Quốc (theo Chu Dịch).
(2) Giới thiệu hai nhà Hán học nổi tiếng: Richard Wilhelm (Đức), người bắc nhịp cầu tâm linh giữa Đông và Tây, và Joseph Needham (Anh), người lập ra công trình đồ sộ nghiên cứu lịch sử tư tưởng khoa học kỹ thuật Trung Quốc.
(3) Hai bài viết công phu của học giả Phùng Hữu Lan, phác họa tư tưởng triết học và tôn giáo trước và trong thời đại của Khổng Tử, qua đó cho thấy tổng quát trình độ dân trí thời ấy. Vũ trụ quan của Dịch truyện được Phùng Hữu Lan nghiên cứu kỹ, có thể xem là phần tổng luận cho Chu Dịch đại truyện.
(4) Bài “Dịch học Việt Nam cuối đời Nguyễn” của Ngô Vĩ Minh (Đại học Hong Kong) là một nhận xét nghiêm túc, cần quan tâm, để việc nghiên cứu Chu Dịch của học giới trong nước có thể theo kịp trào lưu nghiên cứu ở các nước khác.
Tuy không gồm hết Thập dực mà chỉ tập trung vào 5 phần Văn ngôn, Hệ từ, Thuyết quái, Tự quái và Tạp quái, công trình này của Lê Anh Minh đã mang đến cho người đọc một bản dịch kỹ lưỡng, dung hòa kiến giải của các danh gia Đông Tây kim cổ về Dịch truyện.
Xem hướng dẫn download tại đây
P.S.: Tất cả các ebook và audio book post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like và share Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha.
MUA SÁCH GIẤY
Giá: 299.000 vnđ
Hotline: 0967 841 705 (Zalo và Viber)
Email: noluckhongngung@gmail.com
Fanpage: https://www.fb.com/tusachcuabanfanpage
ZaloPage: http://oa.zalo.me/3367291310425812126
P.S.: Tất cả các ebook và audio book post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like và share Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha.
MUA SÁCH GIẤY
Giá: 299.000 vnđ
Hotline: 0967 841 705 (Zalo và Viber)
Email: noluckhongngung@gmail.com
Fanpage: https://www.fb.com/tusachcuabanfanpage
ZaloPage: http://oa.zalo.me/3367291310425812126
Nhận xét
Đăng nhận xét