Nghiên Cứu Phân Tâm Học - Sigmund Freud

Nghiên Cứu Phân Tâm Học
Tác giả: Sigmund Freud
Dịch: Vũ Đình Lưu
NXB An Tiêm 1969
330 Trang

Khai từ

Cuốn sách nhỏ này trình bày những điểm chính yếu của lý thuyết phân tâm học. Như Freud đã nói: "… Sự tìm hiểu phân tâm học không có cái gì đồng loại với một hệ thống triết lý có sẵn, một học thuyết toàn vẹn và thành tựu; phân tâm học bắt buộc phải tiến từng bước để hiểu những điểm khúc mắc của động tác tâm thần qua sự phân tích những hiện tượng bình thường và bất thường", tư tưởng của ông được trình bày tuần tự theo sự tiến triển của dòng suy tư với những sự chấn chỉnh và bổ túc cần thiết, chứ không theo một hệ thống chặt chẽ và ổn định ngay từ đầu. Sự kiện ấy có phản ảnh vào cách dùng danh từ. Thí dụ bản năng chính yếu trong con người được mệnh danh là bản năng sống, đến sau gọi là EROS quy tụ tất cả các sắc thái của hiện tượng sinh sống. Một thí dụ khác: từ ngữ siêu ngã và lý tưởng tôi tuy cùng chỉ một sự kiện nhưng chúng ta có thể hiểu như sau: siêu ngã là một kiến thức ở trên cái tôi (ngã), còn lý tưởng tôi tượng trương cho đạo đức, quan tòa. Sau này các môn đệ của FruedFreud còn tìm cách tách riêng hai yếu tố lý tưởng tôi và tôi lý tưởng, khái niệm sau gồm những khuynh hướng như đồng nhất hóa mình với một siêu nhân, một người anh hùng tưởng tượng, v.v.…

Chúng ta có thể theo dõi từng bước một sự manh nha và tiến triển của những khái niệm nền tảng về phân tâm học, do đó chúng ta nhận định được phương pháp suy tư bác học của ông. Chúng ta sẽ biết phương pháp nhận định và phân tích, suy diễn và tổng hợp để đi đến những kết luận vô tư, thành thực, xác thực và đúng mức. Ông biết dừng lại đúng lúc và gợi ý hay khai lối cho những công cuộc khảo sát về sau. Ông biết trình bày cả những điểm bất lực của mình vì tư tưởng bị giới hạn bởi trình độ kiến thức của thời đại. Thái độ ấy còn là một thái độ xa lánh những kiến trúc triết học, nhất là siêu hình, và thế giới của ông là thế giới khả tri khả giác, thế giới của ông tiếp xúc với sự vật cụ thể. Chúng tôi thiết nghĩ nếu chúng ta muốn tìm một thí dụ ý nghĩa về tinh thần phương pháp thì chúng tôi có thể thấy trong tác phẩm của Frueud một mẫu độc đáo.

Ngày nay tư tưởng của ông đã phổ biến, ảnh hưởng của ông đã lan rộng đến nhiều lãnh vực học vấn, văn học và tư tưởng, người ta đã chấp nhận những phát giác của ông về tiềm thức và bản năng như những sự kiện thiên nhiên không đến nỗi phải kinh tởm và tránh né. Như vậy chúng tôi thiết nghĩ công việc phiên dịch và phổ biến tư tưởng của ông không phải là một việc làm "vô trách nhiệm".

Công việc phiên dịch gặp một vài sự khó khăn. Sự khó khăn chính yếu là ngôn từ của ông mà ông đã nói đến trong cuốn sách này. Nếu ông trình bày tư tưởng của ông bằng ngôn từ sinh vật học hay sinh lý học thì ông có hy vọng được người đọc lãnh hội dễ dàng hơn ngôn từ mới lạ của phân tâm học, nhưng ông quyết tâm bảo vệ môn học của ông cho nên phải tạo ra bầu không khí riêng cho nó để làm hiển hiện hình tướng của nó. Thêm vào sự khó khăn ấy còn sự khó khăn gây ra vì những đặc điểm tiếng nói Việt Nam khác hẵẳn tiếng nói Ấn Âu (không có thì participe, không phân biệt hình thức ký hiệu của động từ, tính từ, trạng từ, v.v….). Trong điều kiện ấy, nếu tôn trọng triệt để từ ngữ thì sẽ làm cho bản văn khó đọc, và có thể làm cho người đọc hiểu ra ý khác với ý nghĩa câu văn. Chúng tôi lựa một biện pháp dung hòa như sau: tôn trọng những khái niệm và từ ngữ khác, đặt lại những cú pháp cho gần với cú pháp Việt Nam, tránh những cách đặt câu cầu kỳ có vẻ "trí thức", cốt lấy cái sáng sủa về cú pháp. Gạt bỏ cho người đọc phần nào rắc rối cú pháp là gạt bỏ cho người đọc một bận tâm không nhỏ, để người đọc rảnh rang chú ý đến những tế nhị của sự trừu tượng hóa. Sự trừu tượng hóa cao độ là một đặc điểm không thể tránh được của công việc suy tầm nguyên lý một môn học. Về danh từ chuyên môn chúng tôi dùng những danh từ y học và triết học đã phổ biến, nếu phải tạo ra một vài danh từ mới thì có chú thích nội dung và phạm vi sử dụng của danh từ.

Mục lục 

  1. Khai từ
  2. Tiểu sử Sigmund Frueud
Phần thứ nhất: Vượt xa hơn nguyên tắc khoái lạc 
  1. Nguyên tắc khoái lạc 
  2. Nguyên tắc khoái lạc và bệnh suy nhược thần kinh ngoại thương – Nguyên tắc khoái lạc và trò chơi trẻ em 
  3. Nguyên tắc khoái lạc và sự di chuyển tâm tình 
  4. Động cơ chống lại những kích thích ở ngoài – Sự chống cự thất bại – Khuynh hướng nhắc lại 
  5. Khuynh hướng nhắc lại làm cản trở nguyên tắc khoan khoái 
  6. Tính xung khắc của các bản năng – Bản năng sống và bản năng chết 
  7. Nguyên tắc khoan khoái và bản năng dẫn đến sự chết 
Phần thứ hai : Tâm lý tập thể – phân tích cái tôi 
  1. Nhập đề 
  2. Linh hồn tập thể (theo Gustave Le Bon) 
  3. Những quan điểm khác về sinh hoạt tâm thần của tập thể 
  4. Ám thị và libido 
  5. Giáo hội và quân đội, hai đám đông quy ước 
  6. Những vấn đề mới và những hướng tìm tòi mới 
  7. Đồng nhất hóa 
  8. Trạng thái yêu thương và sự thôi miên 
  9. Bản năng quần cư 
  10. Đám đông và bầy ô hợp nguyên thủy 
  11. Một trình độ phát triển của cái tôi: lý tưởng tôi 
  12. Một vài quan điểm phụ 
Phần thứ ba: Cái tôi và vô thức 
  1. Lời nói đầu
  1. Ý thức và tiềm thức 
  2. Cái tôi và vô thức (ES) 
  3. Ngã, siêu ngã và lý tưởng ngã 
  4. Hai loại bản năng 
  5. Những tình trạng lệ thuộc của cái tôi 
Phần thứ tư: Quan điểm về chiến tranh và tử vong 
  1. Chiến tranh và những thất bại của chiến tranh 
  2. Thái độ trước cái chết 

Xem hướng dẫn download tại đây

P.S.: Tất cả các ebook và audio book post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like và share Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha.

MUA SÁCH GIẤY


Giá: 299.000 vnđ

Hotline: 0967 841 705 (Zalo và Viber)
Email: noluckhongngung@gmail.com

Fanpage: https://www.fb.com/tusachcuabanfanpage
ZaloPage: http://oa.zalo.me/3367291310425812126

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Lương Duyên Tiền Định - Hồ Văn Hoàng Vân

Tổng hợp Ebooks và Audiobooks từ A - Z link mediafire

Lý Thuyết Tượng Số - Hoàng Tuấn