Tự Truyện Andrew Carnegie - Andrew Carnegie
Từ cậu bé nghèo khổ trở thành tỷ phú thép giàu nhất nước Mỹ.
Sinh năm 1835 ở Scotland, Carnegie đã cùng với gia đình chuyển tới Mỹ. Khi trưởng thành, ở Pittsburgh, ông làm nhân viên điện báo và nhân viên thư ký trong ngành đường sắt và tiếp tục thăng tiến trong Công ty Đường sắt Pennsylvania.
Sinh năm 1835 ở Scotland, Carnegie đã cùng với gia đình chuyển tới Mỹ. Khi trưởng thành, ở Pittsburgh, ông làm nhân viên điện báo và nhân viên thư ký trong ngành đường sắt và tiếp tục thăng tiến trong Công ty Đường sắt Pennsylvania.
Khi Cuộc Nội chiến nổ ra, ông được giao nhiệm vụ đảm nhiệm hệ thống đường sắt và điện báo của chính phủ Mỹ và ông đã làm xuất sắc công việc này. Ông là người theo Đảng Cộng hoà và là người phản đối chế độ nô lệ.
Ngoài khả năng làm việc chăm chỉ, xuất sắc và cách đối xử tốt với mọi người, Carnegie còn rất tài giỏi trong việc xác định nghề nghiệp. Hệ thống đường sắt của Mỹ phát triển nhanh và ông nói: “Việc sản xuất như của chúng tôi khó có thể phát triển để đáp ứng kịp nhu cầu của người dân Mỹ.” Nhờ vậy, ông bắt đầu trở nên giàu có và sau khi bán nhà máy sắt thép lớn nhất nước Mỹ, ông trở thành người giàu có nhất thế giới. Ông về nghỉ hưu trong lâu đài Skibo yêu thích ở Scotland và qua đời tại Lenox, Massachusetts vào năm 1919.
Ông để lại di chúc với hơn 100 triệu đôla dành cho việc xây dựng các thư viện công cộng trên khắp nước Mỹ và Anh. Ngoài ra, ông còn dành tặng rất nhiều quà cho các trường đại học. Ông cũng có nhiều đóng góp để thúc đẩy hoà bình và nghiên cứu những nguyên nhân dẫn tới chiến tranh.
Dù bản thân không phải là người có văn hóa cao nhưng Carnegie đánh giá rất cao giá trị của tư duy cởi mở. Giống như Benjamin Franklin, ông biết rằng “nhà lãnh đạo chính là những người ham mê đọc sách” và của cải có được là từ kiến thức uyên thâm và những suy nghĩ sắc sảo. Khi xây dựng thư viện từ thiện đầu tiên, ông không có huy hiệu. Tuy nhiên, ông yêu cầu người ta lấy một tấm bảng và khắc vào đó hình ảnh mặt trời cùng với các tia sáng mặt trời và dòng chữ “Hãy để cho ánh sáng chiếu rọi”.
Làm nghề dệt vải lanh, gia đình ông không khá giả nhưng tình yêu và niềm đam mê kiến thức sách vở của ông cha đã để lại một ấn tượng không phai trong lòng chú bé Carnegie. Sau này khi đã trở nên giàu có, thư viện chính là sự lựa chọn tất yếu khi ông làm từ thiện và ông đã dành rất nhiều công sức để xây dựng thư viện. Việc trao tặng các thư viện của Carnegie là một trong những việc làm lớn lao trong lịch sử.
Câu chuyện của ông nói lên rằng, việc tích luỹ của cải của một cá nhân nếu xuất phát từ những động cơ cao cả thì đó là một trong những cách để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
Carnegie không thích đầu cơ chứng khoán. Ông cho rằng việc chọn lấy một ngành, học hỏi về ngành đó và đầu tư vào công việc của mình mới chính là một cách đầu tư tốt hơn nhiều. Ông viết:
“Lời khuyên của tôi dành cho các bạn trẻ là không chỉ tập trung toàn bộ thời gian và công sức vào một công việc mà các bạn sẽ gắn bó cả đời mà còn phải đầu tư từng đồng vốn vào nó nữa… Về phần tôi, tôi đã có quyết định từ rất sớm. Tôi sẽ chỉ tập trung vào việc sản xuất sắt thép và sẽ trở thành bậc thầy trong lĩnh vực này. Hãy hăng say học tập và đảm bảo rằng những người khác sẽ được lợi nhờ sự giàu có về tri thức và tiền bạc của bạn.”
Cũng giống như tất cả những người thành công vang dội khác, Carnegie biết rằng một nhà lãnh đạo thực thụ phải là người tạo ra được lòng nhiệt tình và tính hiệu quả của người lao động. Ông viết: “Tôi không hiểu về máy hơi nước nhưng tôi đang cố gắng hiểu về một cỗ máy còn phức tạp hơn. Đó chính là con người.”
Ngoài khả năng làm việc chăm chỉ, xuất sắc và cách đối xử tốt với mọi người, Carnegie còn rất tài giỏi trong việc xác định nghề nghiệp. Hệ thống đường sắt của Mỹ phát triển nhanh và ông nói: “Việc sản xuất như của chúng tôi khó có thể phát triển để đáp ứng kịp nhu cầu của người dân Mỹ.” Nhờ vậy, ông bắt đầu trở nên giàu có và sau khi bán nhà máy sắt thép lớn nhất nước Mỹ, ông trở thành người giàu có nhất thế giới. Ông về nghỉ hưu trong lâu đài Skibo yêu thích ở Scotland và qua đời tại Lenox, Massachusetts vào năm 1919.
Ông để lại di chúc với hơn 100 triệu đôla dành cho việc xây dựng các thư viện công cộng trên khắp nước Mỹ và Anh. Ngoài ra, ông còn dành tặng rất nhiều quà cho các trường đại học. Ông cũng có nhiều đóng góp để thúc đẩy hoà bình và nghiên cứu những nguyên nhân dẫn tới chiến tranh.
Dù bản thân không phải là người có văn hóa cao nhưng Carnegie đánh giá rất cao giá trị của tư duy cởi mở. Giống như Benjamin Franklin, ông biết rằng “nhà lãnh đạo chính là những người ham mê đọc sách” và của cải có được là từ kiến thức uyên thâm và những suy nghĩ sắc sảo. Khi xây dựng thư viện từ thiện đầu tiên, ông không có huy hiệu. Tuy nhiên, ông yêu cầu người ta lấy một tấm bảng và khắc vào đó hình ảnh mặt trời cùng với các tia sáng mặt trời và dòng chữ “Hãy để cho ánh sáng chiếu rọi”.
Làm nghề dệt vải lanh, gia đình ông không khá giả nhưng tình yêu và niềm đam mê kiến thức sách vở của ông cha đã để lại một ấn tượng không phai trong lòng chú bé Carnegie. Sau này khi đã trở nên giàu có, thư viện chính là sự lựa chọn tất yếu khi ông làm từ thiện và ông đã dành rất nhiều công sức để xây dựng thư viện. Việc trao tặng các thư viện của Carnegie là một trong những việc làm lớn lao trong lịch sử.
Câu chuyện của ông nói lên rằng, việc tích luỹ của cải của một cá nhân nếu xuất phát từ những động cơ cao cả thì đó là một trong những cách để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
Carnegie không thích đầu cơ chứng khoán. Ông cho rằng việc chọn lấy một ngành, học hỏi về ngành đó và đầu tư vào công việc của mình mới chính là một cách đầu tư tốt hơn nhiều. Ông viết:
“Lời khuyên của tôi dành cho các bạn trẻ là không chỉ tập trung toàn bộ thời gian và công sức vào một công việc mà các bạn sẽ gắn bó cả đời mà còn phải đầu tư từng đồng vốn vào nó nữa… Về phần tôi, tôi đã có quyết định từ rất sớm. Tôi sẽ chỉ tập trung vào việc sản xuất sắt thép và sẽ trở thành bậc thầy trong lĩnh vực này. Hãy hăng say học tập và đảm bảo rằng những người khác sẽ được lợi nhờ sự giàu có về tri thức và tiền bạc của bạn.”
Cũng giống như tất cả những người thành công vang dội khác, Carnegie biết rằng một nhà lãnh đạo thực thụ phải là người tạo ra được lòng nhiệt tình và tính hiệu quả của người lao động. Ông viết: “Tôi không hiểu về máy hơi nước nhưng tôi đang cố gắng hiểu về một cỗ máy còn phức tạp hơn. Đó chính là con người.”
Bạn bè của Carnegie có rất nhiều người giàu có và nổi tiếng, như Judge Mellon, Matthew Arnold, James Blaine, Thủ tướng Anh William Gladstone, các Tổng thống Harrison, Mark Twain và Herbert Spencer. Các mối quan hệ này được duy trì không phải do ông muốn khoe khoang mà để ông có thể học hỏi trực tiếp từ những hiểu biết và kinh nghiệm độc nhất vô nhị của họ. Trong cả cuộc đời, ông tìm kiếm tri thức và giá trị chứ không chỉ tìm kiếm tiền bạc. Tri thức có được từ việc đọc sách và học tập cho thấy một giá trị thật sự; một cuộc sống tốt là cuộc sống thực sự cởi mở, chỉ tiền bạc thôi thì chỉ là một cuộc đời vô nghĩa.
Andrew Carnegie là một trong số những gương doanh nhân thành đạt của nước Mỹ, đồng thời là một trong số những người bác ái, đóng góp của cải, tài sản cho sự phát triển chung của xã hội. Những thư viện trên khắp thế giới, những công trình do ông đóng góp xây dựng là bằng chứng về công lao và lòng nhân ái của ông.
Trong lần tái bản này, chúng tôi đưa thêm tài liệu về The Gospel of Wealth (Phúc âm về sự giàu có) của Andrew Carnegie, được trước trích từ Tư liệu Các tổ chức phúc thiện và tình nguyện ở Mỹ. Hai nguyên tắc quan trọng mà Andrew vạch ra cho những nhà hoạt động kinh doanh đã thể hiện được sự bác ái, nhân từ của ông đối với sự phát triển chung của xã hội. Nguyên tắc từ thiện gợi ý rằng, những người may mắn trong xã hội nên giúp đỡ những người kém may mắn hơn bằng cách đóng góp cho những tổ chức từ thiện. Nguyên tắc quản lý, từ Kinh Thánh, đã nhìn nhận của cải như tài sản nắm giữ của họ được ủy thác cho xã hội, với nghĩa vụ sử dụng nó cho những mục đích xã hội chính đáng.
Xin mời các bạn download Ebook :
Download File PRC - Tự Truyện Andrew Carnegie - Andrew Carnegie
Download File PDF - Tự Truyện Andrew Carnegie - Andrew Carnegie
Download File EPUB - Tự Truyện Andrew Carnegie - Andrew Carnegie
Download File MOBI - Tự Truyện Andrew Carnegie - Andrew Carnegie
Trong lần tái bản này, chúng tôi đưa thêm tài liệu về The Gospel of Wealth (Phúc âm về sự giàu có) của Andrew Carnegie, được trước trích từ Tư liệu Các tổ chức phúc thiện và tình nguyện ở Mỹ. Hai nguyên tắc quan trọng mà Andrew vạch ra cho những nhà hoạt động kinh doanh đã thể hiện được sự bác ái, nhân từ của ông đối với sự phát triển chung của xã hội. Nguyên tắc từ thiện gợi ý rằng, những người may mắn trong xã hội nên giúp đỡ những người kém may mắn hơn bằng cách đóng góp cho những tổ chức từ thiện. Nguyên tắc quản lý, từ Kinh Thánh, đã nhìn nhận của cải như tài sản nắm giữ của họ được ủy thác cho xã hội, với nghĩa vụ sử dụng nó cho những mục đích xã hội chính đáng.
Xin mời các bạn download Ebook :
Download File PRC - Tự Truyện Andrew Carnegie - Andrew Carnegie
Download File PDF - Tự Truyện Andrew Carnegie - Andrew Carnegie
Download File EPUB - Tự Truyện Andrew Carnegie - Andrew Carnegie
Download File MOBI - Tự Truyện Andrew Carnegie - Andrew Carnegie
Xem hướng dẫn download tại đây
P.S.: Tất cả các Ebook và Audiobook post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha.
MUA SÁCH GIẤY
Hotline: 0967 841 705 (Zalo và Viber)
Email: noluckhongngung@gmail.com
Nhận xét
Đăng nhận xét