Thế Giới Phẳng - Thomas L. Friedman
Thế Giới Phẳng (The World is Flat) - Tóm lược Lịch sử Thế giới Thế kỷ 21.
Năm 2005, cuốn sách này được trao giải thưởng cuốn sách hay nhất trong năm do Financial Times và Goldman Sachs Business bình chọn và Thomas L. Friedman cũng được bình chọn là một trong những nhà lãnh đạo xuất sắc nhất Hoa Kỳ.
Hiện nay "Thế giới phẳng" đã trở thành thuật ngữ quen thuộc chỉ sự phát triển toàn cầu hóa từ những năm đầu của thế kỷ 21 khi mười nhân tố lớn liên quan đến kinh tế và khoa học kỹ thuật trên thế giới cùng nhau tác động, khiến cho các mô hình xã hội, chính trị và xã hội đã bị thay đổi và thế giới trở nên phẳng hơn bao giờ hết khi sự tiếp xúc giữa các cá nhân trở nên dễ dàng và chặt chẽ hơn trước.
Toàn cầu hóa là chủ đề vốn phức tạp và thu hút sự quan tâm của dư luận với không ít những ý kiến trái ngược nhau, được Thomas L.Friedman phân tích một cách độc đáo, với lập luận trung tâm về quá trình “trở nên phẳng” của thế giới. Khái niệm “phẳng” ở đây đồng nghĩa với “sự kết nối”. Những dở bỏ rào cản về chính trị cùng với những tiến bộ vượt bậc của cách mạng số đang làm cho thế giới “phẳng ra” và không còn nhiều trở ngại về địa lý như trước. Điều này mở ra cho các nước những phương thức sản xuất kinh doanh, những tình thế địa chính trị và địa kinh tế hoàn toàn mới.
Thông điệp Friedman chuyển tải không xa lạ đối với nhiều bạn độc giả. Toàn cầu hoá là hiện tượng khách quan, từng được biểu hiện lẻ tẻ có khi như một trạng huống, một tiến trình, nhưng giờ đây được nhìn nhận rõ nét và khái quát hơn, khi nó trỗi dậy trở thành một hệ thống quốc tế. Điểm mấu chốt ở đây là, đôi lúc dư luận có dấu hiệu sao nhãng đối với các đòi hỏi mang tính tất yếu để thúc đẩy toàn cầu hoá (do sự kiện 11/9, cuộc chiến tranh Irag hoặc các lý do tương tự), Friedman đã giống lên hồi chuông cảnh báo rằng: Toàn cầu hoá 3.0 thực chất đang ở vào giai đoạn tăng tốc, nó làm cho thế giới chuyển từ cỡ nhỏ xuống cỡ siêu nhỏ và đồng thời san phẳng thế giới. Chúng ta đang sống trong một thế giới phẳng! Trong thế giới này, không chỉ các quốc gia, những tập đoàn kinh tế lớn như Dell, IBM, Wal-Mart, mà là các cá nhân ở khắp mọi nơi trên hành tinh này (chỉ cần kết nối internet và tiếp cận các công cụ của thế giới mới) có thể cộng với nhau trong những chuỗi cung toàn cầu để tạo ra những giá trị gia tăng lớn hơn. Chiếc “bánh” toàn cầu ngày càng trở nên to hơn nhưng đồng thời cũng khó chia hơn….
Năm 2005, cuốn sách này được trao giải thưởng cuốn sách hay nhất trong năm do Financial Times và Goldman Sachs Business bình chọn và Thomas L. Friedman cũng được bình chọn là một trong những nhà lãnh đạo xuất sắc nhất Hoa Kỳ.
Hiện nay "Thế giới phẳng" đã trở thành thuật ngữ quen thuộc chỉ sự phát triển toàn cầu hóa từ những năm đầu của thế kỷ 21 khi mười nhân tố lớn liên quan đến kinh tế và khoa học kỹ thuật trên thế giới cùng nhau tác động, khiến cho các mô hình xã hội, chính trị và xã hội đã bị thay đổi và thế giới trở nên phẳng hơn bao giờ hết khi sự tiếp xúc giữa các cá nhân trở nên dễ dàng và chặt chẽ hơn trước.
Thông điệp Friedman chuyển tải không xa lạ đối với nhiều bạn độc giả. Toàn cầu hoá là hiện tượng khách quan, từng được biểu hiện lẻ tẻ có khi như một trạng huống, một tiến trình, nhưng giờ đây được nhìn nhận rõ nét và khái quát hơn, khi nó trỗi dậy trở thành một hệ thống quốc tế. Điểm mấu chốt ở đây là, đôi lúc dư luận có dấu hiệu sao nhãng đối với các đòi hỏi mang tính tất yếu để thúc đẩy toàn cầu hoá (do sự kiện 11/9, cuộc chiến tranh Irag hoặc các lý do tương tự), Friedman đã giống lên hồi chuông cảnh báo rằng: Toàn cầu hoá 3.0 thực chất đang ở vào giai đoạn tăng tốc, nó làm cho thế giới chuyển từ cỡ nhỏ xuống cỡ siêu nhỏ và đồng thời san phẳng thế giới. Chúng ta đang sống trong một thế giới phẳng! Trong thế giới này, không chỉ các quốc gia, những tập đoàn kinh tế lớn như Dell, IBM, Wal-Mart, mà là các cá nhân ở khắp mọi nơi trên hành tinh này (chỉ cần kết nối internet và tiếp cận các công cụ của thế giới mới) có thể cộng với nhau trong những chuỗi cung toàn cầu để tạo ra những giá trị gia tăng lớn hơn. Chiếc “bánh” toàn cầu ngày càng trở nên to hơn nhưng đồng thời cũng khó chia hơn….
Vậy thế giới phẳng mà Thomas L. Friedman muốn nói đến là gì? Đó là sự "bình đẳng" nhưng bình đẳng về cơ hội. Khi mà một doanh nghiệp hình thành tại Mỹ bình đẳng với một doanh nghiệp hình thành tại Việt Nam, về điều kiện vật chất, về cơ sở hạ tầng, về công nghệ, về nhân lực, thậm chí về vốn, cả hai đều thu hút vốn từ thị trường tài chính toàn cầu....
Thế giới phẳng không hứa hẹn, mà nó là xu thế, nó chỉ đơn thuần là cơ hội. Và cơ hội này đến với bất kì một ai, bất kì một dân tộc, bất kì một xã hội nào biết tận dụng nó để phát triển kinh tế! Nó không mang tới sự phồn vinh cho những kẻ lười biếng, những kẻ thích cầu nguyện hơn là lao động, nhưng kẻ thích "thánh chiến" hơn là hòa bình và phồn thịnh. Nó sẽ mang đến sự vinh quang, sự giầu có cho Trung Quốc, cho Ấn Độ, cho bất kì một ai lao động, học tập, bỏ công sức ra để theo đuổi công nghệ, theo đuổi một sự nghiệp "toàn cầu". Nó gợi mở cho thanh niên, đặc biệt thanh niên các nước đang phát triển, thậm chí cả chính phủ của họ, một hướng đi, một cách làm, để thành công, để giầu có!
Đó là câu chuyện về việc vượt lên số phận, vượt lên chính mình của các nước nghèo khổ, là câu chuyện của những sinh viên Ấn độ, sinh viên Trung Quốc trên giảng đường đại học và trong công cuộc nghiên cứu khoa học ....
Thời kì này, là thời kì số phận, vận mệnh và bộ mặt của một đất nước, một dân tộc rất có thể sẽ được thay đổi chỉ trong một vài thập kỷ. Là cơ hội BẰNG VÀNG để các nước nghèo thoát nghèo và giầu có. Là thách thức, cho vị thế "không ổn định" của bất kì một siêu cường nào trên Thế Giới!
Đây là thời kì " đáng sống nhất, thú vị nhất" từ trước đến nay! Là thời kì để chúng ta, những con người trẻ tuổi, có thể thỏa sức thể hiện ý chí, thể hiện trí tuệ của mình, trên vũ đài Thế Giới!
Trong xu thế toàn cầu hóa, việc tiếp cận và tham khảo những tri thức đương đại từ những nước đã phát triển về sự chuyển động của thế giới (đang ở bước ngoặt từ “tròn” sang “phẳng”, như cách nói của tác giả) có lẽ sẽ giúp chúng ta có thêm những thông tin bổ ích để có sự chủ động trong quá trình hội nhập.
Thomas L. Friedman là nhà báo nổi tiếng của tờ New York Times, đi nhiều, gặp gỡ với rất nhiều nhân vật nổi tiếng, với con mắt hết sức sắc sảo, ông trình bày những vấn đề toàn cầu hoá rất súc tích và sinh động, ông trình bày những vấn đề khô khan, khó hiểu một cách sáng sủa, dí dỏm, dùng nhiều ẩn dụ giúp bạn đọc lĩnh hội vấn đề một cách dễ dàng.
Cuốn sách rất bổ ích cho các nhà chính trị, các nhà hoạch định chính sách, vì nó trình bày những thách thức của thế giới phẳng đối với Mĩ, với thế giới đang phát triển, với các công ty, nên các loại độc giả này sẽ có thể thấy thông tin và ý tưởng của Friedman gây kích thích. Các học giả chắc sẽ học được cách trình bày đơn giản nhiều vấn đề phức tạp. Giới trẻ và các doanh nhân hãy đọc cuốn sách này, vì nó sẽ bổ ích cho họ để xác định lại mình trong học tập, khởi nghiệp, học và làm việc suốt đời. Tất nhiên cuốn sách cũng bổ ích cho tất cả những ai quan tâm đến tương lai, việc làm, công nghệ, khoa học, và sáng tạo.
Mục Lục :
Lời giới thiệu
Thế giới Trở thành Phẳng Thế nào
1. Khi Tôi Còn Đang Ngủ
2. Mười Lực Làm Phẳng Thế giới :
Lực làm phẳng # 1- 9/11/89 : Khi các Bức Tưởng đổ xuống và Windows [Cửa sổ] Đi lên
Lực làm phẳng # 2 - 9/8/95 : Khi Netscape lên sàn [bán cổ phiếu lần đầu cho công chúng]
Lực làm phẳng # 3 - Phần mềm Work Flow
Lực làm phẳng # 4 - Open-Sourcing
Lực làm phẳng # 5 - Outsourcing
Lực làm phẳng # 6 - Offshoring (làm ở hải ngoại)
Lực làm phẳng # 7- Xâu Chuỗi cung (Supply - chaining)
Lực làm phẳng # 8 - Insourcing (làm thuê ở trong)
Lực làm phẳng # 9 - In-forming (Cấp tin)
Lực làm phẳng # 10 - Các Steroid (Số, Di động, Cá nhân, và Ảo)
3. Ba sự Hội tụ
4. Sự Sắp xếp Vĩ đại
Mĩ và Thế giới Phẳng
5. Mĩ và Tự do Thương mại
6. Những Tiện dân
7. Cuộc Khủng hoảng Trầm lặng
8. Đây Không phải là một Thửnghiệm
Các Nước Đang Phát triển và Thế giới Phẳng
9. Đức mẹ đồng trinh Guadalupe
Các Công ti và Thế giới Phẳng
10. Các công ti đối phó thế nào
Địa Chính trị và Thế giới Phẳng
11. Thế giới Không phẳng
12. Lí thuyết Dell về Ngăn ngừa Xung đột
Kết luận: Sức Tưởng tượng
13. 9/11 đối lại 11/9
Lời Cảm ơn
Chỉ mục
Xin mời các bạn download Ebook (Prc + Epub + Pdf) :
Download File PRC - Thế Giới Phẳng - Thomas L. Friedman
Download File PRC - Thế Giới Phẳng - Thomas L. Friedman
Xem hướng dẫn download tại đây
P.S.: Tất cả các Ebook và Audiobook post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha.
MUA SÁCH GIẤY
Hotline: 0967 841 705 (Zalo và Viber)
Email: noluckhongngung@gmail.com
Nhận xét
Đăng nhận xét